Xu hướng phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực từ năm 2015 đến năm 2020

Worklink

Xu hướng phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực của các ngành nghề luôn là thông tin “nóng hổi” và vô cùng hữu ích mà mọi “Job seeker” đều cần chú ý quan tâm. Dưới đây là bản tổng hợp những xu hướng phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực của một số ngành nghề đang được quan tâm trong xã hội.

Nhóm ngành Điện tử – Công nghệ thông tin

tuyen-dung-viec-lam-tim-viec-lam-worklink

Đây vẫn có nhu cầu tuyển dụng lớn, đến năm 2015, tổng số nhân lực nhóm ngành này sẽ vào khoảng 556 nghìn người, năm 2020 là 758 người, trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 65,0% năm 2015 và trên 70,0% năm 2020.

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường TP Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân sự nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2013 – 2015, xu hướng đến 2020 – 2025 là 16.200 người/năm, tập trung vào các vị trí lập trình viên, kỹ sư mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng.

Nghề Công tác xã hội

Trong năm 2010 Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 (đề án 32). Nghề Công tác xã hội cũng đã có mã ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức.

Theo Đề án 32, từ năm 2010 – 2020, mỗi năm nước ta cần phải đào tạo và đào tạo lại 3.500 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học.

Như vậy, nhu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn về Công tác xã hội ở nước ta là rất lớn. Với nghề Công tác xã hội, bạn có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; trong các cơ sở y tế từ trung ương tới địa phương.

Nghề Luật sư và ngành Tư pháp

 

tuyen-dung-viec-lam-tim-viec-lam-worklink

Đến năm 2020, ngành tư pháp cần bổ sung thêm khoảng 18 nghìn luật sư và khoảng 2.000 công chứng viên, đào tạo cán bộ pháp luật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (mỗi doanh nghiệp cần từ 1 – 2 cán bộ pháp luật).

Các cơ quan tư pháp địa phương đến năm 2020 cần khoảng 17.000 người, trong đó, nhu cầu của các Sở Tư pháp khoảng 1.500 người; các Phòng Tư pháp cấp huyện khoảng trên 3.000 người và công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã khoảng hơn 12.000 người.

Ngành Du lịch

Nhu cầu nhân lực: Năm 2015 khoảng 620 nghìn người, năm 2020 là 870 nghìn người, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ở hai thời điểm trên khoảng 58,0% tổng số nhân lực của ngành.

Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, trình độ sơ cấp nghề chiếm khoảng 43,0% năm 2015 và khoảng 43,5% năm 2020; trình độ trung cấp chiếm khoảng 27,5% năm 2015 và khoảng 25,5% năm 2020;

Trình độ cao đẳng và đại học khoảng 28,5% năm 2015 và khoảng 29,5% năm 2020; trình độ trên đại học khoảng trên 1,0% năm 2015 và khoảng 1,5% năm 2020.

Theo dự đoán của Tổng cục Du lịch, tính đến năm 2015, cần tới 500.000 lao động cho ngành du lịch. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng du lịch của Việt Nam và còn thấp so với nhu cầu thực tế.

Còn theo báo cáo của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch và liên quan, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó có khoảng 420.000 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch.

Tuy nhiên, lao động có chuyên môn và kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu. Do vậy, nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn tới sẽ vẫn thuộc top cao.

Ngành Tài nguyên – Môi trường

Thời kỳ 2011 – 2015, đào tạo mới và đào tạo nâng cao từ 6.000 – 8.000 cán bộ trình độ đại học, đào tạo mới từ 800 – 1.000 cán bộ trình độ thạc sỹ và từ 150 – 200 cán bộ trình độ tiến sỹ.

Thời kỳ 2016 – 2020, đào tạo mới và đào tạo nâng cao khoảng 3.000 – 4.000 cán bộ trình độ đại học, đào tạo mới khoảng 2.000 – 2.500 cán bộ trình độ thạc sỹ và khoảng 300 – 350 cán bộ trình độ tiến sỹ.

Trên đây là những con số về nguồn nhân lực cần được đáp ứng trong giai đoạn 2011 – 2020 ở Việt Nam liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi.

Ngành Ngân hàng

 

tuyen-dung-viec-lam-tim-viec-lam-worklink

Đến năm 2015, tổng số nhân lực làm việc trong ngành khoảng 240 nghìn người, năm 2020 khoảng 300 nghìn người; tỷ lệ nhân lực qua đào tạo cả hai thời điểm khoảng 87,0%.

Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, trình độ trung cấp khoảng 13,0%, trình độ cao đẳng và đại học khoảng 83,0% và trình độ trên đại học khoảng 4,0%.

Ngành tài chính

Nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành tài chính thời kỳ 2011 – 2015 là trên 2,2 triệu người, thời kỳ 2016 – 2020 là trên 1,6 triệu người; trong đó, số người có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 30,5% năm 2015 và 31,0% năm 2020.

Tương tự là trình độ cao đẳng khoảng 19,5% năm 2015 và 20,0% năm 2020, trình độ trung cấp khoảng 50,0% năm 2015 và 49,0% năm 2020.

Lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Tập trung ưu tiên phát triển đội ngũ nhân lực năng lượng hạt nhân đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển ngành năng lượng hạt nhân an toàn và hiệu quả.

Đến năm 2015, tăng tổng số nhân lực ngành năng lượng hạt nhân khoảng 1.800 người và năm 2020 lên khoảng 3.700 người với 100% tốt nghiệp đại học và trên đại học, trong đó có 700 người có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.

Đào tạo nhân lực để đi làm việc ở ngoài nước

Tổng số nhân lực được đào tạo để đi làm việc ở ngoài nước thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 450 nghìn người và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 670 nghìn người với bậc đào tạo khác nhau, trong đó một phần lớn là sơ cấp và trung cấp nghề.

Bài viết tham khảo: Những định hướng của nhân sự trong thời đại mới

Để lại một bình luận