Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Việc làm), người lao động được hưởng những gì ?

Worklink

Người lao động được hưởng các chế độ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật ?

tuyen-dung-viec-lam-tim-viec-lam-worklink

 

Theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2012, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, người lao động đã làm việc trong doanh nghiệp từ 1 năm trở lên được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp thất nghiệp nếu đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ một năm trở lên.

Về chế độ trong mức trợ cấp thôi việc được xác định trên cơ sở thời gian làm việc tại doanh nghiệp quy định tại Điều 48 trong bộ Luật Lao Động 2012 như sau:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1,2,3,5,6,7,9 và 10 điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kể trước khi người lao động thôi việc.

Cần lưu ý, kể từ ngày 01/01/2009, khi chấm dứt HDLD, người sử dụng lao động không phải trợ cấp thôi việc cho những người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động sẽ hưởng trợ cấp thất nghiệp căn cứ theo thời gian đóng bảo hiểm, cụ thể như sau:

+ Điều 139 khoản 6 Luật Bảo Hiểm xã hội năm 2006 quy định:” Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức”.

+ Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định:

“Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;

2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều này”.

+ Về trợ cấp thất nghiệp, Điều 82 Luật Bảo Hiểm xã hội năm 2006 quy định:

1. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

a, Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

b, Sáu tháng, nếu có đủ từ ba mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

c, Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

d, Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên”.

Bài viết tham khảo: Những lỗi thường gặp khi chấm dứt hợp đồng lao động (Việc làm)

Để lại một bình luận