5 bài học từ quyển sách “gối đầu” của Bill Gates

Worklink

Business Adventures là một cuốn sách gồm hàng loạt bài báo của John Brooks đăng trên tờ New Yorker năm 1969, phác họa sự hình thành của các tập đoàn kinh tế hiện đại ở Mỹ. Không chỉ mình Bill Gates mà cả tỉ phú Warran Buffet cũng là một độc giả của cuốn sách này.


Ông Gates cho biết: “Cuốn sách của Brook là một lời nhắc nhở tuyệt vời rằng các quy tắc để điều hành một doanh nghiệp lớn mạnh và tạo ra giá trị không hề thay đổi. Và yếu tố con người luôn là điều thiết yếu đối với mọi nỗ lực kinh doanh. Dù có sản phẩm tuyệt vời, một kế hoạch sản xuất và tiếp thị chặt chẽ, bạn vẫn phải cần người tài để dẫn dắt và thực hiện các kế hoạch đó”.

Bill-gates-doc-sach

Tỉ phú Bill Gates vừa tiết lộ một trong những cuốn sách yêu thích của ông là Business Adventures.

Một số bài học quan trọng trích dẫn trong quyển sách “gối đầu” của tỉ phú Bill Gates:


1. Người đổi mới cần phải tiếp tục đổi mới


Bill Gates cho biết một trong những câu chuyện bổ ích nhất trong quyển sách Business Adventures là bài báo mang tựa đề “Xerox Xerox Xerox Xerox”. Brooks đã ghi chép cách Xerox tuyển dụng những nhà nghiên cứu để phát triển sản phẩm thay thế cho máy in rônêô và thay đổi cách làm việc của mọi văn phòng trên thế giới.


Sau khi máy in Xerox 914 được tung ra thị trường vào năm 1960, nó đã nhanh chóng trở thành thiết bị của mọi văn phòng. Năm năm sau, Xerox ghi nhận doanh thu 500 triệu USD.


Tuy nhiên chỉ vài năm sau đó, bộ sậu lãnh đạo Xerox bắt đầu ngủ quên trên chiến thắng và thái độ này cuối cùng đã bắt Xerox phải trả giá bằng các khoản lỗ khổng lồ vào thập niên 1970, khi nhiều đối thủ cạnh tranh bắt đầu tung ra máy photocopy của mình.


2. Đừng tung ra sản phẩm khi nó chưa thật sự sẵn sàng


Nhà sáng lập Xerox Joseph C. Wilson là người thừa kế Công ty Haloid Photographic vào những năm cuối thập niên 1940. Sau khi nghiên cứu phát minh máy in điện tử của nhà vật lý Chester Carlson, Wilson đồng ý bắt tay với Carlson và quyết định tìm đường đưa phát minh Xerox trở thành một thiết bị văn phòng dễ sử dụng.


Wilson sau đó đặt lại tên mới – “xerography” – cho quá trình sao chép này và đổi tên công ty thành Haloid Xerox vào năm 1958, trong khi đó chiếc máy xerography vẫn đang trong giai đoạn phát triển.


Hội đồng quản trị của Wilson lo lắng nhiều hơn khi ông cứ khăng khăng dành nhiều năm cho giai đoạn R&D của chiếc máy xerography, thậm chí các nhà nghiên cứu cũng không cảm thấy thuyết phục rằng họ có thể tạo nên một sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường.


Wilson có thể đã cung cấp cho khách hàng một sản phẩm cồng kềnh, nhưng nhiều khả năng sẽ bị các đối thủ khác cải tiến và lật đổ. Rất may sau đó Xerox 914 cũng “kịp” đem về 75 triệu USD, giúp Xerox trở thành cái tên lớn trong ngành công nghiệp thiết bị in ấn văn phòng.


3. Văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng


Ngày nay, nhiều công ty thổi phồng nền văn hóa doanh nghiệp “từ thiện” của họ, nhưng những năm 1960 thuật ngữ này vẫn còn khá xa lạ với các nhà làm kinh doanh. Wilson tin rằng nhiệm vụ chính của ông là đóng góp hàng triệu USD cho tổ chức từ thiện và các trường đại học, đồng thời áp dụng các chính sách nhân sự cải tiến trong bối cảnh đang diễn ra phong trào đòi quyền công dân lúc bấy giờ.


Dù ý tưởng vấp phải sự phản đối ban đầu, nhưng đến nay nó đã được chấp nhận rộng rãi. Ngoài mục đích đem lại điều tốt đẹp cho người khác, doanh nghiệp từ thiện, linh hoạt trong lợi ích lao động còn thu hút được nhiều người tài hơn và giữ chân được nhân viên giỏi. Đó cũng là cách PR quá tốt.


4. Đừng để cái tôi lấn át trong nghiên cứu


Một câu chuyện khác trong cuốn Business Adventures mà Bill Gates rất tâm đắc là về chiếc xe Ford Edsel – hiện vẫn được nhắc đến như một trong những sản phẩm tai hại nhất trong lịch sử Ford Motor.


Các giám đốc điều hành của Ford quyết định sẽ nghiên cứu để phát triển một chiếc xe hoàn hảo dành cho tầng lớp trung lưu Mỹ. Các kỹ sư và nhà thiết kế của hãng đã dành ra hai năm thu thập ý kiến công chúng và thử nghiệm ý tưởng đám đông.


Nhưng sau tất cả nghiên cứu đó, họ vẫn làm việc theo ý muốn của mình. Ford tung ra Edsel năm 1957 với 18 biến thể và không một mẫu nào trong số đó nhắm đến một nhóm đối tượng cụ thể nào.


5. Đừng tự đưa mình vào “rọ”


Trước khi hoàn tất thậm chí đặt tên cho chiếc xe Edsel, Ford đã bắt đầu quảng bá cho chiến dịch “E-Car”, hứa hẹn là cuộc cách mạng ngành công nghiệp ôtô. Brooks cho rằng các nhà lãnh đạo Ford chưa bao giờ cân nhắc đến trường hợp thất bại, xây dựng hẳn một bộ phận dành riêng Edsel và ký hợp đồng phân phối với các đại lý trước khi chiếc xe hoàn tất.


Đến mùa hè năm 1957, thị trường chứng khoán lao dốc và người người dừng mua xe tầm trung, trong khi Edsel được dự kiến lên kệ cùng năm. Nếu cẩn trọng hơn với kế hoạch Edsel, Ford đã không phải “cắn răng” chịu lỗ 350 triệu USD.



Bài viết tham khảo: Hai bài học kinh điển của các tỷ phú Mỹ

Để lại một bình luận