Năng suất lao động: Việt Nam có thể học gì từ Nhật ?

Worklink

Tập đoàn Nhật Bản Hirayama có nhiều thành tích đáng chú ý về cải tiến nhà máy và tăng năng suất lao động. Họ đã từng chỉ đạo cải tiến cho rất nhiều công ty với kết quả đạt được tiết kiệm 40% thời gian, tăng hiệu suất 35% cho các dây chuyền sản xuất.


Hiện Công ty này cũng đã có chi nhánh tại Việt Nam và ít nhiều cũng từng tiếp cận với các công ty đang hoạt động tại đây.

Chia sẻ với VnEconomy, chuyên gia tư vấn cao cấp Terasaki Akashi, thuộc công ty Hirayama Việt Nam cho biết, cách đây 3 năm khi đến Việt Nam ông đã ghé thăm một số công ty trong ngành sản xuất chế tạo của Việt Nam, thấy có vấn đề, đó là việc đào tạo cơ bản về tăng năng suất làm việc trong các nhà máy vẫn còn thiếu nhiều.

tuyen-dung-viec-lam-tim-viec-lam-worklink

Theo kinh nghiệm của vị chuyên gia này thì hoạt động cải tiến nhằm vào ý thức tăng hiệu suất công việc, với quy mô toàn bộ nhân sự.

“Tuy nhiên, mặc dù có biết rõ, kiến thức tốt, nhưng việc thực thi như thế nào cho đúng, thì vẫn còn là vấn đề khá nan giải ở Việt Nam”, ông Terasaki Akashi nói.

Và điều thứ hai, đó là làm sao cho toàn thể nhân viên trong công ty thấm nhuần ý thức cải tiến.

“Tôi xin đưa ra một ví dụ thực tế. Hôm nay công ty mà tôi đến để thực hiện chỉ đạo có đến 400-500 nhân viên. Tôi đã chia từng nhóm thành 10 người với nhau, vậy là có khoảng 40-50 nhóm. Mỗi nhóm cử một người làm nhóm trưởng. Và cứ sau 6 tháng một lần nhóm trưởng phải được thay đổi.

Cách làm này đã được thực hiện khoảng một năm rưỡi, có nghĩa là đã qua 3 nhiệm kỳ nhóm trưởng, và đã có 3 người trải qua kinh nghiệm làm nhóm trưởng này.

Với cách làm như vậy, những người có kinh nghiệm lãnh đạo trong công ty ngày càng tăng. Ý thức trong công ty ngày càng thay đổi, và về sau này chúng tôi đang rất tin vào sự thành công sẽ đến trong nay mai”, ông Terasaki Akashi nêu ví dụ.

Và một điều nữa đó là sự khích lệ trước tập thể sẽ là yếu tố thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả hơn.

“Để cho mọi nhân viên đều đồng lòng với nhau, phía công ty cũng phải sẵn sàng công nhận sự nỗ lực của nhân viên, đây là điểm thứ ba quan trọng nhất trong cả quá trình”, Terasaki Akashi khẳng định.

Từ kinh nghiệm của mình, chuyên gia Terasaki Akashi cho rằng: “Càng tăng cường cải tiến, việc một ngày nào đó Việt Nam sẽ là nước có năng suất cao nhất trong khu vực Đông Nam Á không phải là giấc mơ xa vời”.

Tuy nhiên có một điều mà có lẽ chuyên gia Terasaki Akashi chưa tính đến.  Như trước đó chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương từng nhìn nhận: năng suất lao động của Việt Nam thấp là một thực tế và cần nhìn nhận đúng để cải thiện.

TS Doanh cho rằng: “Có thể thấy một điều rõ ràng là năng suất lao động của Việt Nam thấp trươc hết là vì tay nghề kém, cùng với đó là trang thiết bị lạc hậu, khoa học công nghệ kém và doanh nghiệp thì đầu tư quá nhiều vào việc khai thác tài nguyên chứ không đầu tư vào phát triển khoa học công nghệ”.

“Và có một điều đương nhiên đối với đội ngũ công chức viên chức quá đông nhưng hiệu quả giải quyết công việc, các dịch vụ công kém thì bộ máy trì trệ kéo theo năng suất thấp”, TS Lê Đăng Doanh nói.

Còn chuyên gia kinh tế Bùi Trinh thì cho rằng, khi Việt Nam còn gia công là chủ yếu thì vấn đề năng suất cao hay thấp cũng không quá quan trọng bởi giá trị gia tăng trong sản phẩm quá thấp.

“Vấn đề là phải có hàm lượng chất xám trong sản phẩm ấy thì mới có ý nghĩa”, ông Trinh phân tích.

Ông Bùi Trinh cũng nhìn nhận một thực tế, hiện nhóm công chức sản phẩm của họ là dịch vụ công. Dịch vụ này rõ ràng là kém. Nhìn từ việc thời gian nộp thuế, hiện mỗi doanh nghiệp tại Việt Nam phải tiêu tốn tới 872 giờ một năm, trong khi đó nước kém nhất cũng chỉ mất khoảng 300 giờ.

“Hệ thống hành chính cồng kềnh chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất. Thực tế dịch vụ công của mình không có gì nhiều nhưng lượng người để làm dịch vụ này lại quá nhiều. Từ đó lấy số người người làm để chia cho giá trị gia tăng trong khu vực dịch vụ công sẽ thấy cả một vấn đề lớn. Chính nó cũng góp phần kéo năng suất lao động xuống thấp”, ông Bùi Trinh nhìn nhận.

Bài viết tham khảo: Malaysia Airlines tái cơ cấu để vực dậy thương hiệu

Để lại một bình luận