Bí quyết làm việc ít giờ nhưng hiệu quả cực cao của người Đức

Worklink

Người lao động ở Đức nổi tiếng với chế độ thời gian làm việc hợp lý, họ được bảo vệ tốt nhất và có thời gian làm việc ít hơn so với người lao động các nước trên thế giới. Các nhân viên, công chức ở Đức chỉ làm việc 35 giờ mỗi tuần tuy nhiên năng suất họ tạo ra lại hơn hẳn so với các quốc gia khác. Điều gì đã làm nên sự khác biệt này ?

Người Đức làm việc hiệu quả


1. Định nghĩa chính xác về khái niệm giờ làm việc


Ở Việt Nam quy định giờ làm việc 8 tiếng nhưng thực chất nhân viên của bạn làm việc hiệu quả được bao nhiêu tiếng/ ngày? Khái niệm về thời gian làm việc là một điều rất đơn giản tuy nhiên không phải nền sản xuất nào cũng thấu hiểu được khái niệm này.


Trong văn hóa doanh nghiệp của Đức, khi một công nhân làm việc, họ chuyên tâm chỉ vào công việc hơn là những thứ khác. Với người lao động ở đất nước này họ không có khái niệm lướt facebook, tán chuyện hay nghĩ linh tinh những thứ khác. Hành vi này là không thể chấp nhận được đối với sếp người lao động ở đây.


Đối với một số nước có nền công nghiệp phát triển khác như Mỹ, Nhật… thói quen chuyên tâm vào công việc có thể là do rèn luyện, huấn luyện nghiêm khắc của các nhà quản lý nhưng với người Đức, thói quen này được xem như một bản tính vốn có.


Theo kênh truyền hình BBC, bộ phim :”Hãy biến tôi thành một người Đức”, một phụ nữ Đức trẻ đã lý giải cú sốc văn hóa  mà cô gặp phải trong một chuyển trao đổi công việc ở Anh:” Tôi đến Anh trong một chuyến trao đổi công tác… Tôi ở trong văn phòng và thấy người ta nói chuyện suốt cả buổi về những thứ rất riêng tư, ví dụ như tối nay em sẽ ăn gì, họ trò chuyện và uống coffee suốt cả buổi”. Người Đức sẽ lấy làm ngạc nhiên về điều đó và chắc chắn rằng trong buổi làm việc của họ sẽ không có những chuyện như vậy.


2. Đánh giá cao việc hướng tới mục tiêu và làm việc trực tiếp


Một điểm rất đáng được học tập ở quốc gia này là các công nhân có thể trực tiếp phản ánh với giám đốc về một sản phẩm, sử dụng ngôn ngữ công việc một cách thẳng thắn mà không phải đề cao những ngôn từ văn hóa lịch sự mất thời gian. Văn hóa doanh nghiệp Đức có tính tập trung cao và giữ các mối liên lạc công việc trực tiếp. Ví dụ: Một người Mỹ sẽ nói:” Nếu anh có thể nộp báo cáo cho tôi trước 3h chiều thì điều đó thật tuyệt vời” trong khi người Đức nói rằng:” Tôi cần báo cáo cho anh trước 3h chiều”.


Khi các quốc gia khác luôn tạo khoảng cách xa giữa nhân viên và sếp, gây khó khăn trong việc trao đổi thông tin và sự trợ giúp từ cấp dưới với cấp trên thì ở Đức vấn đề khoảng cách được xóa bỏ hoàn toàn.


Qua ví dụ trên, các nhà quản lý nhân sự nên học tập phương pháp đào tạo nhân viên cũng như  thay đổi văn hóa doanh nghiệp để nâng cao chất lượng công việc, cũng như sự phối hợp công việc giữa các thành viên trong công ty.


3. Cuộc sống ngoài giờ làm việc


Giờ làm việc được tập trung tối đa 100% thì giờ nghỉ của người Đức cũng 100% là giờ nghỉ. Người Đức luôn có khái niệm tách biệt giữa công việc và sự riêng tư. Chính Phủ Đức còn xem xét những lệnh cấm thư điện tử liên quan đến công việc gửi cho người làm sau 6h chiều, để hạn chế việc lạm dụng các phương tiện điện tử ảnh hưởng đến chất lượng giờ nghỉ của nhân viên. Không phải vì làm ít giờ mà lương của người Đức thấp, mặc dù được hưởng nhiều ngày nghỉ nhưng nhân viên vẫn được trả lương cao, số ngày nghỉ của quốc gia này lên đến 25-30 ngày/năm.


Nới rộng số ngày nghỉ được trả lương nghĩa là các gia đình có thể sắp xếp thời gian tới cả tháng ở bên nhau, cùng đi du lịch mà không cần bận tâm đến công việc. Và đây cũng là phương pháp các nhà quản lý có thể yên tâm nhân viên của mình toàn tâm toàn ý với công việc. Năng suất lao động của các nhân viên được cải thiện đáng kể sau mỗi kỳ nghỉ.

Ở Việt Nam, chế độ của nhân viên sau giờ làm việc cũng như số ngày nghỉ có lương trong năm rất hạn chế. Để tăng năng suất lao động và khuyến khích nhân viên làm việc hết mình ở vai trò của một nhà quản lý nhân sự chịu trách nhiệm đào tạo, đánh giá, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần có những đề xuất, phương án nhân sự kịp thời để mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.


Bài viết tham khảo: Hãy biến ước mơ thành hiện thực

Để lại một bình luận