Cuộc sống luôn xoay chuyển, và đầy những biến động ngay cả khi bạn ở tuổi 80. Thói quen suy nghĩ về độ tuổi – lao động của người Việt bị ảnh hưởng bởi chúng ta bị đóng khung theo quan niệm “an toàn”. Nhưng trên thực tế, bạn có thể thay đổi và bắt đầu một trải nghiệm mới. Chỉ sợ tâm thế ngại thoát khỏi vòng an toàn mà thôi.
Tuổi tác không là vấn đề, quan trọng nằm ở cách suy nghĩ của bạn. Bạn có còn tự tin, nhiệt huyết, còn sức bật và đầy quyết tâm hay không? Còn nếu bạn muốn yên phận muốn khép mình trong vòng an toàn, thì dù có 20 đi chăng nữa thì cơ hội có lẽ đã khép lại.
Bạn còn nhớ câu chuyện về Taikichiro Mori. Ông rời bỏ cương vị giáo sư kinh tế năm 55 tuổi để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh bất động sản. Từ những tòa nhà đầu tiên do người cha để lại, Mori nhanh chóng tận dụng thị trường bất động sản bùng nổ ở Tokyo và gặt hái những thành công vô cùng ấn tượng. Trước khi qua đời năm 1993, ông đã hai lần được Forbes xếp hạng giàu nhất thế giới với khối tài sản trị giá 13 tỷ USD.
30 không phải là đổ tuổi nghỉ hưu ngồi một chỗ cố định an toàn mà độ tuổi đủ chín chắn để cảm nhận được mình đã trải nghiệm được những gì, giờ mình muốn gì, và khao khát được gì, có yêu thích công việc không hay đang làm việc theo thói quen và các tiêu chuẩn xã hội về sự ổn định và thành đạt?
Khi ngoài 30, vấn đề gia đình, tiền bạc, con cái…, bạn ngại, bạn ko dám bứt phá nhưng bạn lại có quá nhiều lý do để nung nấu ý định chuyển nghề, trăn trở về việc thay đổi sự nhàm chán công việc hiện tại.
Nhưng dù thế nào đi nữa, trước hết hãy bình tâm, ngẫm lại tố chất và đặc điểm cá nhân của bạn, yếu tố chuyên môn, lý do vì sao mình muốn thay đổi… Hãy viết ra giấy với mục đích để thể hiện rõ bức tranh về thực tại những bế tắc của bạn.
Biết chấp nhận và dám đương đầu với sự thay đổi thì con đường phát triển sự nghiệp mới rộng mở và có nhiều chọn lựa hơn. Nguồn ảnh: Internet
Tìm ra nguyên nhân khiến bạn muốn thay đổi công việc
Hãy suy xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Sẽ có rất nhiều lý do được đưa ra, đôi khi là những nguyên nhân nhất thời (mệt mỏi do lâu ngày không nghỉ phép, xích mích với đồng nghiệp hay hiểu lầm với sếp…), nếu chỉ là những lý do nhất thời, hãy thả lỏng và tạo cho bản thân cơ hội được nghỉ ngơi nạp lại năng lượng, thẳng thắn nói chuyện với những người bạn đồng nghiệp hay sếp để giải quyết vấn đề mà được coi là nguyên nhân nhất thời, để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Còn nếu bạn đã thật sự thấy mệt mỏi, và không cảm thấy yêu thích, phù hợp công việc hiện tại nữa thì bạn có cố gắng níu kéo theo nó cũng chẳng mấy đạt được kết quả tốt. Bạn đã mặc định ý tưởng bước sang con đường khởi nghiệp mới tại sao lại còn đắn đo do dự chứ? Để bước vào con đường sự nghiệp thành công mới tất nhiên là bạn sẽ trải qua không ít khó khăn, vất vả nhưng hãy tự tin và dũng cảm lên.
Trước khi bắt tay vào con đường khởi nghiệp mới bạn nên đề ra những mục tiêu cụ thể cho chính bản thân mình và hãy tự hỏi xem mình đã thật sự muốn thay đổi chưa? Nếu bạn đã sẵn sàng cho những điều đó thì hãy bắt tay vào cuộc hành trình khởi nghiệp mới. Đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì thì không có gì là không thể và không có gì là quá muộn.
Điều lưu tâm trước khi chuyển nghiệp.
Nếu muốn thay đổi sang một lĩnh vực mới, việc vạch ra mục tiêu cụ thể và có kế hoạch rõ ràng thực sự là một yêu cầu không thể thiếu. Nếu người tìm việc chỉ cảm thấy mục tiêu một cách mơ hồ, không đưa ra được định hướng cụ thể thì thất bại là dấu hiệu nhãn tiền.
Trau dồi kỹ năng cho công việc mới
Việc trau dồi kỹ năng cho công việc mới cần được bắt đầu từ trước khi bạn thay đổi nghề nghiệp. Thời gian để chuẩn bị kiến thức cho nghề mới, tìm kiếm cơ hội, những mối quan hệ trong lĩnh vực này và kỹ năng thuyết phục nhà tuyển dụng. Nếu nghề của bạn không quá xa với chuyên môn cũ thì không quá khó còn ngược lại nếu bạn chọn một nghề hoàn toàn mới thì bạn phải cố gắng nhiều hơn, thời gian dài hơn, bạn sẽ phải học và học rất nhiều để có được kỹ năng chuyên môn đáp ứng đủ cho công việc. Cập nhật lượng kiến thức chuyên môn về công việc, lắng nghe kinh nghiệm trong nghề từ những người đi trước hoặc gia nhập mạng lưới nghề nghiệp đều là những gợi ý để bạn thực hiện khi muốn “hạ cánh” an toàn với công việc mới.
Và cuối cùng là hãy tự tin với phong thái cá nhân vững vàng để quyết định đặt chân sang một lĩnh vưc mới.
Bạn cần biết rằng, dù ở đâu, dù bạn đang ở độ tuổi nào, thì sự tự tin luôn là yếu tố hấp dẫn nhà tuyển dụng. Vì thế, tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần, kiến thức trước khi đối diện nhà tuyển dụng. Tác phong làm việc của một người chiến thắng sẽ đem đến cho bạn cơ hội thành công cao hơn.