“Chiều lòng” sếp cầu toàn

Worklink

Có nhiều kiểu sếp khiến cuộc sống công sở của bạn thêm áp lực và sếp cầu toàn cũng là một trong số đó. Anh/cô ấy luôn khắt khe đặt ra những mục tiêu cao, đôi khi vượt quá thực tế để thử thách nhân viên.


20150928091039 15593

Hình ảnh minh họa

Làm việc với sếp như vậy sẽ khiến bạn phải “toát mồ hôi hột” mỗi khi nhận nhiệm vụ hay báo cáo kết quả công việc. Đặc biệt nếu không phải là người cầu toàn, bạn sẽ cảm thấy thêm áp lực và lo lắng mỗi ngày làm việc. Để giúp bạn vừa có thể kiểm soát sếp cầu toàn vừa có thể làm hài lòng anh/cô ấy, các chuyên gia nghề nghiệp đã đưa ra một số mẹo nhỏ sau:

Ghi chép trong cuộc họp và khi sếp giao việc

Sếp cầu toàn thường chú ý tới từng chi tiết nhỏ khi giao việc cũng như kiểm tra công việc. Vì thế ghi chép sẽ giúp bạn không bỏ sót từng yêu cầu hay gợi ý dù là nhỏ nhất của sếp.

Hỏi khi không hiểu rõ điều sếp muốn

Nhiều nhân viên lo lắng rằng đặt ra nhiều câu hỏi sẽ làm phiền sếp và khiến anh/ cô ấy tức giận. Nhưng như vậy còn tốt hơn là không hiểu rõ âm thầm tự làm rồi khiến sếp thất vọng với kết quả công việc kém.

Tập trung vào nhu cầu của sếp

Sếp cầu toàn luôn muốn mọi việc được chuẩn bị sẵn sàng mà không phải nói hay yêu cầu cấp dưới. Do đó, hẳn anh/ cô ấy sẽ hài lòng khi bạn tìm hiểu và chuẩn bị trước những gì sếp cần để hoàn thành công việc.

Thông báo tình hình công việc thường xuyên cho sếp

20150928090648 78400

Thông báo tình hình công việc thường xuyên cho sếp

Thông báo cho sếp thường xuyên về tiến trình dự án, những khó khăn, trở ngại phát sinh… sẽ khiến sếp bớt lo lắng. Và anh/ cô ấy sẽ không có cơ hội quở trách bạn với lý do không cập nhật thông tin.

Kiểm tra kỹ thông tin trước khi gửi cho sếp

Hãy rà soát kỹ và đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất cứ tài liệu, thông tin nào cần gửi cho sếp, đồng thời không có những lỗi cơ bản như chính tả, ngữ pháp trong bản báo cáo của mình. Sếp sẽ ấn tượng trước sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận của bạn.

Không “để bụng” lời phê bình của sếp

Sếp cầu toàn luôn tìm kiếm những sai sót của nhân viên và có thể chỉ trích, mắng mỏ họ nếu mọi việc không theo ý mình. Bạn không nên nhạy cảm trước những lời như vậy, hãy sẵn sàng và chấp nhận chúng. Hơn nữa, chắc hẳn bạn cũng không phải là nhân viên duy nhất trong phòng/ công ty phải chịu đựng “chủ nghĩa hoàn hảo” của sếp.

Bài viết tham khảo: Vì sao nhân viên e ngại “Nhân sự” ?

Để lại một bình luận