Kết quả khảo sát trên 3.300 người của một trang web việc làm cho thấy, 71% người lao động Việt Nam không có đủ thời gian dành cho gia đình mỗi ngày vì phải thường xuyên làm việc trễ giờ tại công sở.
Theo đó, gần 80% nhân sự phải dành từ 2 – 5 tiếng ngoài giờ làm việc chính thức để hoàn tất công việc mỗi ngày, tuy nhiên chỉ có 43% được trả lương ngoài giờ.
Cụ thể, 6% người lao động cho biết không có thời gian dành cho gia đình và bạn bè, 38% chỉ có thời gian cho gia đình, bạn bè và bản thân vào cuối tuần, chỉ có 4% dành nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày cho gia đình.
Khi được hỏi, ngoài lý do chủ yếu là làm thêm để tăng thu nhập, 30% người được khảo sát tự nguyện làm thêm giờ.
Tuy nhiên, phần lớn nhân viên làm ngoài giờ chỉ nhận được khoản hỗ trợ dưới 1 triệu/tháng, 32% có thêm từ 3 – 5 triệu/tháng từ việc làm thêm, 8% nhận được mức lương ngoài giờ khá cao từ 5 – 10 triệu/tháng, và 7% nhận được khoản tiền lương ngoài giờ “khủng” là trên 10 triệu đồng.
Điều này có thể lý giải cho việc lao động Việt Nam dành phần lớn thời gian tại công sở thay vì trở về nhà với gia đình, bởi có đến 56% cho rằng việc làm thêm giờ sẽ không quá “khó chịu” nếu họ được hưởng những phúc lợi khác như cơ hội thăng tiến, lương thưởng, hoặc nghỉ bù.
So với các nước khác trong khu vực, điển hình là Malaysia, người Việt Nam dường như “nghiện công việc” hơn khi chỉ có 70% lao động Malaysia phải làm việc ngoài giờ, mà phần lớn do khối lượng và thời hạn công việc không hợp lý chứ không phải tự nguyện làm thêm như lao động Việt Nam.
Theo kết quả điều tra của một trang web việc làm cho biết, đối với doanh nghiệp, thực trạng nhân viên phải làm thêm ngoài giờ không nên là chiến lược lâu dài trong quản lý, bởi ngay cả khi họ “tự nguyện”, vẫn có đến 44% lao động ý kiến rằng họ cảm thấy áp lực và không hài lòng khi phải làm việc ngoài giờ quá nhiều, dẫn đến 80% lao động sẵn sàng “nhảy” việc để có được cuộc sống cân bằng hơn.
80% người lao động sẵn sàng “nhảy” việc để có cuộc sống cân bằng hơn
“Cân bằng cuộc sống và công việc là quản lý và sắp xếp hiệu quả thời gian dành cho công việc và những hoạt động quan trọng khác đối với mỗi người. Việc thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ khiến nhân viên áp lực, mệt mỏi, thiếu động lực, và nghỉ việc đồng loạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và lợi nhuận của mỗi công ty”, bà Angie S.W Phang – Tổng giám đốc của một trang web việc làm Việt Nam nói.
Tuy nhiên, một trang web việc làm cho biết, các doanh nghiệp trong nước đã làm khá tốt công việc “giữ chân nhân tài” khi có tới 20% nhân sự không muốn chuyển việc ngay cả khi bị áp lực công việc dồn nén với lý do chủ yếu là yêu thích công việc và công ty.
Các lý do khác như không có thời gian tìm việc, không tự tin vào khả năng có thể tìm được việc tốt hơn và ngại thay đổi cũng là bước cản đối với người lao động trong định hướng phát triển nghề nghiệp của họ.
Người lao động cũng gặp nhiều khó khăn trong định hướng phát triển nghề nghiệp bởi các lý do như không có thời gian tìm việc, không tự tin vào khả năng có thể tìm được việc tốt hơn, ngại thay đổi.
Bài viết tham khảo: Cân bằng công việc, gia đình và bản thân như thế nào ?