Không phải ai cũng có những khởi đầu thuận lợi về sự nghiệp của mình. Rút ra được những bài học để có sự khởi đầu suôn sẻ hơn là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là 10 bí quyết khởi nghiệp thành công giúp các bạn trẻ tránh những sai lầm khi khởi nghiệp.
1. Phải giỏi nhất một việc gì đó, và phải dựa vào thế mạnh đó để kinh doanh
– Phải thực sự yêu những gì mình sẽ làm, cho dù phải làm việc đó mọi ngày, mỗi giờ.
– Làm những gì bạn yêu thích.
Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian, năng lượng để bắt đầu việc kinh doanh và xây dựng nó thành một doanh nghiệp thành công, cho nên điều tôi quan trọng là bạn phải thực sự yêu thích một cách sâu sắc những gì mình làm cho dù đó là công việc không sang trọng hay dễ nhàm chán.
2. Khởi nghiệp khi bạn vẫn đang còn đi làm cho người khác
Trong khi bạn sẽ mất khá nhiều thời gian và tiền bạc cho đến khi doanh nghiệp mới (của bạn) ‘kiếm được’ tiền. khi đó, bạn sẽ căng thẳng và dễ ra quyết định sai lầm. => Đi làm thuê cho người khác trong khi bắt đầu doanh nghiệp riêng của mình có nghĩa là bạn vẫn có tiền trong túi trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. bạn đã gỡ bỏ được 80% áp lực đen tối khi khởi nghiệp
3. Đừng bắt đầu một mình
Bạn CẦN một hệ thống hỗ trợ khi bạn bắt đầu một doanh nghiệp (và cả sau đó nữa). Một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn mà bạn có thể chia sẻ ý tưởng. Sẽ tốt hơn nếu bạn tìm được một cố vấn giàu kinh nghiệm. Sự chỉ dẫn của người dày dạn kinh nghiệm là cách hỗ trợ tốt nhất.
4. Việc đầu tiên là tìm khách hàng
Đừng đợi cho tới khi bạn khai trương chính thức công việc kinh doanh của mình mới tìm kiếm khách hàng, bởi vì việc kinh doanh không thể sống sót nếu thiếu họ. Xây dựng mạng lưới. Tạo dựng các quan hệ. đừng bao giờ cho rằng không thể bắt đầu công việc marketing quá sớm.
5. Viết kế hoạch kinh doanh
Lý do chính để viết kế hoạch kinh doanh như một việc làm cần thiết đầu tiên là nó có thể giúp bạn tránh được việc lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc bắt đầu một công việc kinh doanh không dẫn tới thành công. Người ta nói rằng không lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho thất bại.
6. Thử nghiệm
Bạn phải thực hiện rất nhiều thử nghiệm thông qua việc viết kế hoạch kinh doanh, nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Bạn cần phải trở thành một chuyên gia về lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ của mình, nếu như bạn chưa thực sự là một chuyên gia. Bạn nên bán thử vì mọi thứ đều có thể ‘thử nghiệm’ được.
7. Nhờ chuyên gia giúp đỡ
Vì bạn chỉ điều hành một doanh nghiệp nhỏ, không có nghĩa là bạn phải trở thành chuyên gia trong mọi vấn đề của doanh nghiệp. Nếu bạn không phải là một kế toán hay một người trông hàng, hãy thuê họ. Nếu bạn cần soạn hợp đồng, và bạn không phải là luật sư, hãy thuê họ. Bạn sẽ lãng phí thời gian và có thể là cả tiền bạc nữa, trong một giai đoạn dài, để tự làm những việc mà bạn chưa đủ khả năng làm.
8. Lên kế hoạch cho đồng vốn
Tiết kiệm, nếu bạn phải làm như vậy. Hãy tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng và những người cho vay. Tính xem kế hoạch tài chính phải cần đến của bạn là bao nhiêu. Đừng khởi nghiệp với ý nghĩ sẽ đi đến ngân hàng và rút tiền.
9. Chuyên nghiệp ngay từ đầu.
Tất cả mọi việc về bạn và cách bạn điều hành công việc của mình cần phải làm cho mọi người thấy rằng bạn đang tiến hành một công việc kinh doanh nghiêm túc và chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là bạn phải chuẩn bị tất cả những trang thiết bị cần thiết như danh thiếp, điện thoại liên lạc, địa chỉ email công việc, đối xử với mọi người một cách chuyên nghiệp và lịch sự.
10. Quan tâm tới các vấn đề pháp lý và thuế.
Bạn có phải đăng ký kinh doanh không? Bạn phải nộp những khoản thuế nào? Bạn có phải nộp bảo hiểm và thuế thu nhập cho nhân viên không? Loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp của bạn? Hãy tìm hiểu về các trách nhiệm pháp lý và thuế của bạn trước khi bạn bắt đầu hoạt động và kinh doanh.
Bài viết tham khảo: 6 bí quyết thành công trong kinh doanh của người Nhật