Những sai lầm nhà quản lý trẻ thường mắc phải

Worklink

Bạn đã rất cố gắng, thực hiện công việc rất tốt và được thăng chức? Xin chúc mừng! Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng việc trở thành một nhà quản lý sẽ đem lại những thử thách mà bạn chưa từng giải quyết khi còn là một nhân viên. Sự chuyển đổi vị trí này không phải là điều dễ dàng. Thậm chí, một nghiên cứu cho thấy nó căng thẳng gần như một cuộc ly hôn.

20151214092634 19171

Hình ảnh minh họa

Lindsey Pollak, tác giả cuốn “Becoming Boss” cho biết: Mọi người luôn mắc phải sai lầm và có những “sai lầm kinh điển” mà các “sếp mới” thường mắc phải. Sau đây là danh sách 7 lỗi phổ biến và phương pháp giúp bạn tránh mắc phải chúng:


1. Giữ lối tư duy của một ngôi sao


Mọi người thường được thăng tiến bởi họ xuất sắc hơn hẳn những người khác trong công việc. Nhưng một khi đứng trên cương vị quản lý, “công việc của bạn không còn là một ngôi sao với những đóng góp, cống hiến như trước. Công việc của bạn giờ đây là điều hành thông qua những thành công của người khác” Pollak cho biết. Đây là sự thay đổi lớn trong suy nghĩ, và không may, nhiều nhà quản lý mới lại “tiếp tục cố gắng để thực hiện những công việc cũ của họ và đồng thời làm một nhà quản lý.”

Kết quả là bạn phải giải quyết lượng công việc nhiều gấp đôi công việc so với trước. Công ty không thể giúp bạn tìm kiếm một huấn luyện viên về tư duy, nhưng tin tốt là từ xưa đến nay đã có nhiều bài viết và những cuốn sách về nghệ thuật lãnh đạo mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy. Hãy học hỏi từ chúng và tìm ra cách thúc đẩy mọi người cùng hướng tới một đích đến tuyệt vời hơn.


2. Làm thay những công việc của cấp dưới


Sai lầm này xuất phát từ bản chất của một cá nhân giỏi cống hiến. Các nhà quản lý mới thường đáp lại những báo cáo trực tiếp đến họ như sau: “Hãy để tôi làm điều này cho” Pollak nói. Nhưng nếu bạn ghét bị quản lý theo phong cách quản lý vi mô, bạn có thể tưởng tượng rằng cũng không có ai thích điều đó và thời gian để quản lý vi mô sẽ khiến bạn không còn để dẫn dắt, lãnh đạo. “Việc quản lý vi mô là sự kết hợp hoàn hảo của những thảm họa, đó là lý do tại sao rất nhiều người không thích nhà quản lý của họ.”


3. Không hiểu mọi người


“Cách bạn bắt đầu quản lý cũng quan trọng như cách bạn được đội ngũ của mình đón nhận” Pollak nói. Đặc biệt, “Đừng đứng đằng sau cái bóng công nghệ.” Có thể ngày nay, việc giao tiếp qua email ngày càng dễ dàng và tiện lợi hơn, nhưng “trong quản lý con người, liên lạc trực tiếp vẫn có vai trò rất quan trọng đối trong việc quản lý.”


4. Cảm thấy bất an


Khi làm quản lý, bạn muốn trở nên gần gũi và đáng tin trong mắt nhân viên của mình. Nhưng không may, cách bạn thực hiện điều này thực sự có thể phá huỷ sự tín nhiệm của mình, Pollak chia sẻ. Bạn không cần phải lo lắng nếu trẻ hơn so với nhiều người bạn đang quản lý. Nếu bạn lớn tuổi hơn họ, đừng bận tâm về việc bạn kém hiểu biết về công nghệ ra sao. “Đừng tự hủy hoại chính mình trong một môi trường làm việc gồm nhiều thế hệ”, Pollak nói. Bạn có thể tôn trọng người khác mà cần phải không hạ mình xuống.


5. Nóng lòng thay đổi mọi thứ


Khi ngồi lên vị trí quản lý, bạn sẽ muốn thay đổi mọi thứ. Nhưng đừng làm vậy trừ khi nhiệm vụ của bạn liên quan đến việc thay thế toàn thể bộ phận. Việc bạn cần làm là truyền cảm hứng cho mọi người hướng theo tầm nhìn của mình và thuyết phục họ làm việc để hướng về nó. Hãy tôn trọng kinh nghiệm và sự khôn ngoan của mọi người và lắng nghe lời khuyên của họ (ngay cả khi bạn không phải lúc nào cũng cần đến nó).


6. Không nhắm tới những chiến thắng ngay từ buổi ban đầu


Giờ đây, bạn là người chịu trách nhiệm. Việc đạt được một số thắng lợi ngay từ khi mới thăng chức sẽ thuyết phục đội ngũ của bạn rằng bạn rất nghiêm túc trong việc thúc đẩy họ. Ví dụ như việc loại bỏ một cuộc họp gây phiền nhiễu, Pollak cho biết – đây là một trong những thứ tất cả mọi người đều ghét và từ lâu đã phải chung sống với sự vô ích của nó. Hoặc bạn có thể khiến mọi người ngạc nhiện bằng việc cho chuẩn bị đồ ăn sáng tại buổi họp đầu tuần. Nhưng hãy nhớ, những hành động trên đều phải bắt đầu từ một thái độ tích cực.


7. Không dành thời gian để suy nghĩ tập trung


Đôi khi, nhà lãnh đạo mới quá tập trung với vai trò mới. Họ làm việc nhiều giờ đối phó với cuộc khủng hoảng, nhưng không bao giờ dành thời gian để tư duy chiến lược. Một cách tiếp cận tốt hơn là “hãy suy nghĩ như những nhân viên bạn quản lý”, Pollak chia sẻ. Nếu bạn muốn dành một giờ mỗi ngày với những báo cáo trực tiếp, thì hãy dành một giờ mỗi ngày để phát triển những khả năng tốt nhất của bạn, từ đó vậy bạn có thể giải quyết những vấn đề của bản thân trước khi chúng “bùng nổ”.

Để lại một bình luận