Trong gần ba thập kỷ, dù trong hoàn cảnh nào, Jack Stack, người điều hành của tập đoàn SRC Holdings, vẫn luôn lãnh đạo công ty của mình vượt qua mọi khó khăn để hướng tới sự phát triển.
Jack Stack: Nhà lãnh đạo của nhân viên
Chia sẻ về kinh nghiệm vượt qua những giai đoạn khủng hoảng của công ty và suy thoái kinh tế trong suốt 26 năm làm lãnh đạo, J. Stack cho rằng sự thành công và phát triển bền vững của một doanh nghiệp luôn được xuất phát từ chính việc đề cao quyền lợi cho nhân viên lên hàng đầu. SRC Holdings luôn được biết đến là doanh nghiệp tạo ra rất nhiều việc làm và trong quan niệm lãnh đạo của J. Stack chưa bao giờ có ý định sa thải nhân viên của mình, luôn nỗ lực hết sức để giữ được lời hứa với nhân viên.
Sa thải nhân viên là thất bại
Luôn hướng đến mục tiêu tạo việc làm ổn định cho công nhân làm nên sự khác biệt trong phương thức lãnh đạo của J. Stack. Vị lãnh đạo này nói: “Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là: Nền tảng phát triển của doanh nghiệp chính là sự phát triển của nhân viên. Nếu tôi để nhân viên của mình bị mất việc làm hay thu nhập bị giảm sút, tôi sẽ là người lãnh đạo kém”. Bởi vậy, ông luôn muốn được “cùng mọi người vượt qua những khó khăn của cuộc sống” và “không bao giờ muốn làm mất đi thu nhập của người khác chỉ vì những sai lầm của tôi”. Bởi J. Stack quan niệm một người lãnh đạo tốt là người luôn biết dự trù trước những khó khăn và sẵn sàng đối mặt. Và việc phải sa thải công nhân là một thất bại trong quản trị của nhà lãnh đạo.
Hiện SRC Holdings được biết đến là một tập đoàn sản xuất, tư vấn và đóng gói những động cơ ô tô, máy bơm thuỷ lợi, trang thiết bị nội thất, cùng nhiều sản phẩm khác với 7 tổng công ty, 26 doanh nghiệp, hơn 1.200 nhân viên. Việc không ngừng mở rộng lĩnh vực sản xuất được xem là cách thức để nhà lãnh đạo của doanh nghiệp này đảm bảo cho mục tiêu của mình. Bởi J. Stack cho rằng nếu tiếp tục kinh doanh vào lĩnh vực trung tâm, SRC có thể sẽ giảm chi phí, tăng lợi nhuận nhưng sẽ phải đánh đổi bằng chính việc làm của công nhân. Họ có thể sẽ bị tổn thương vì mất việc làm, mất thu nhập và theo đó cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng.
Để đảm bảo kết quả kinh doanh, J. Stack tổ chức những cuộc họp định kỳ hàng năm để đưa ra nghiên cứu và khảo sát về lĩnh vực kinh doanh mới với mục tiêu tăng trưởng tối đa là 15%. Trong bất cứ hoạt động nào, nhà lãnh đạo của SRC cũng đều hướng tới việc không ngừng nâng cao chất lượng để tăng doanh số bán hàng.
Trong trường hợp những sản phẩm mới hay các thị trường mới khó đạt được mục tiêu đề ra, các nhà quản lý, điều hành liên quan của SRC sẽ phải thường xuyên tham dự các buổi họp bán hàng. Cùng với J. Stack, họ sẽ thảo luận về tất cả những kế hoạch mà họ đã làm để tìm ra các “lỗ hổng” và sau đó đưa ra phương án.
Sẵn sàng dự phòng
Trải qua 26 năm làm CEO, J. Stack dường như đã nếm trải được mọi dư vị của một nhà lãnh đạo. Bởi vậy, ông luôn cho rằng để thành công trong mọi hoàn cảnh, người quản lý luôn phải có một tâm thế “sẵn sàng”. Trong mọi dự án kinh doanh, ông đều luôn đưa ra những kế hoạch dự phòng để đảm bảo một sự thành công nhất định. Ông kể về câu chuyện kinh doanh của SRC Automotive, một chi nhánh của SRC Holdings, như là một ví dụ.
Đây là công ty chuyên sản xuất động cơ ô tô, tàu biển với khách hàng lớn như Mercury Marine và General Motors. Tuy nhiên, số lượng đơn hàng thường không ổn định do tình hình sản xuất, tiêu thụ của đối tác nhưng Automotive vẫn chấp nhận điều đó bởi J. Stack luôn chuẩn bị những phương án dự phòng với các sản phẩm dự phòng để không phải sa thải 35% công nhân của mình khi đơn hàng bị giảm sút.
Còn trong trường hợp không có việc làm cho nhân công, J. Stack sẽ luân chuyển nhân viên của mình sang công ty khác đang cần thêm nhân lực. Ông xây dựng nên chương trình Missouri, nhằm sắp xếp cho các công nhân đảm bảo sẽ được làm việc 4 ngày 1 tuần, kể cả những ngày nghỉ và nghiên cứu thị trường để luôn chuẩn bị chuyển sang sản xuất các sản phẩm dự phòng.
Tuy nhiên, không phải là người quá cứng nhắc trong mọi phương thức lãnh đạo, J. Stack luôn linh hoạt để thực hiện chương trình Missouri đạt được hiệu quả tối ưu. Với phương châm gồm 4 chữ P: People (công nhân), Profits (lợi nhuận), Positive cash flow (dòng tiền dương), và Positioning (vị trí công ty), vị lãnh đạo này luôn đặt ưu tiên hàng đầu đó là việc làm cho công nhân. Ông nói: “Chúng tôi làm tất cả để khẳng định phương châm đặt con người vào vị trí trung tâm. Tôi sẵn sàng từ bỏ lợi nhuận nếu việc đó làm vững chắc vị trí công ty, để cho công ty ngày một lớn mạnh hơn”.
J. Stack kể mặc dù có những lúc từng bị tổn thất đến 200.000 USD với các kế hoạch dự phòng và đảm bảo việc làm cho nhân viên. Nhưng với ông, số tiền đó không hoàn toàn mất trắng, khi bán các nguyên liệu không cần thiết còn tồn kho và hạn chế nguồn tiền mua nguyên liệu mới và điều quan trọng là ông vẫn giữ được nhân viên của mình.vẫn luôn lãnh đạo công ty của mình vượt qua mọi khó khăn để hướng tới sự phát triển.
Bài viết tham khảo: Đặt nhân viên lên trước khách hàng