Kỹ năng lãnh đạo quan trọng như thế nào?

Worklink

Theo lý thuyết, bất kỳ ai có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề đều có thể là ứng viên tiềm năng cho vị trí lãnh đạo tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, dù có nhiều ứng viên đáp ứng những điều kiện này, nhưng số lượng vị trí lãnh đạo lại rất hạn chế. Vậy làm thế nào để lựa chọn được nhà lãnh đạo xuất sắc cho doanh nghiệp? Chính lúc này, kỹ năng lãnh đạo trở thành yếu tố đánh giá quan trọng và là thước đo chuẩn xác cho một lãnh đạo xứng đáng.

Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo là những khả năng mà nhà quản lý sử dụng để hướng dẫn và tổ chức từng cá nhân, từng bộ phận, giúp họ phối hợp hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo một kế hoạch chung, nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Kỹ năng lãnh đạo bao gồm sự kết hợp linh hoạt của nhiều kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau. Khi sở hữu kỹ năng lãnh đạo tốt, nhân viên có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý, còn các nhà quản lý sẽ thành công và tiến xa hơn trong sự nghiệp, trở thành những nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo đóng vai trò then chốt trong việc quản lý nhân sự và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, khi tuyển dụng, đặc biệt là cho các vị trí quản lý cấp cao, doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc.

Vai trò cụ thể của kỹ năng lãnh đạo trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Phân công nhiệm vụ, sắp xếp đúng người vào đúng vị trí công việc
  • Giải quyết xung đột, đảm bảo sự công bằng và tạo cảm giác an tâm cho nhân viên
  • Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên
  • Truyền cảm hứng và tạo động lực sáng tạo trong công việc cho cấp dưới
  • Hỗ trợ hiệu quả cho ban lãnh đạo cấp cao trong việc điều phối và triển khai chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp.

Các kỹ năng để trở thành một sếp giỏi

Không chỉ các ứng viên mà cả các nhà quản lý cũng cần nắm vững những kỹ năng lãnh đạo dưới đây để thành công hơn trong sự nghiệp của mình.

Kỹ năng giao tiếp

Ở cấp quản lý, bạn sẽ phải giao tiếp nhiều hơn không chỉ với nhân viên mà còn với đối tác, khách hàng. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và lắng nghe là không thể thiếu. Kỹ năng giao tiếp quyết định sự thành công của một người sếp. Nếu có ý tưởng mà không biết cách truyền đạt đến nhân viên sẽ là một thất bại.

Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng ra quyết định là quá trình phân tích, tìm hiểu và tham khảo nhiều lựa chọn khác nhau để đưa ra lựa chọn cuối cùng chính xác nhất. Một quyết định được đưa ra với mục đích đạt được kết quả mong muốn.

Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng lãnh đạo của bộ phận đầu não. Những thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh đòi hỏi người quản lý phải đưa ra giải pháp hợp lý nhất để giải quyết vấn đề hoặc hoạch định chiến lược mới.

Để rèn luyện tốt kỹ năng này, nhà quản trị cần có tầm nhìn chiến lược, hiểu vấn đề và đánh giá tốt các giải pháp để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Đồng thời, họ cần trau dồi chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

Kỹ năng lãnh đạo nhóm

Kỹ năng lãnh đạo nhóm là khả năng dẫn dắt và tạo động lực cho nhóm, ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách làm việc của các thành viên. Đây là kỹ năng rất quan trọng trong bộ phận quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp, tuy nhiên không phải ai cũng có tài lãnh đạo nhóm. Vì thế, nhà quản lý cần rèn luyện, nhìn nhận và trau dồi kinh nghiệm để lãnh đạo tốt cấp dưới.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đây là kỹ năng không thể thiếu ở cấp phòng hay cấp doanh nghiệp. Nhà quản trị cần giải quyết vấn đề một cách khéo léo, hiệu quả nhờ việc nghiên cứu, tìm kiếm và đưa ra các giải pháp.

Người lãnh đạo cần biết cách nắm bắt cơ hội để xử lý vấn đề, có tinh thần chính trực, không đùn đẩy trách nhiệm và luôn hành động vì lợi ích chung của doanh nghiệp. Ngoài việc học kiến thức từ các khóa học kỹ năng lãnh đạo, nhà quản lý cần tích cực trau dồi kinh nghiệm thực tiễn để tích lũy thêm nhiều kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc thực tế.

Kỹ năng tư duy

Tư duy chiến lược tốt là chìa khóa vàng tạo nên một nhà lãnh đạo thành công. Việc phát triển kỹ năng này giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ, đề ra những mục tiêu chiến lược hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh. Nếu không có tư duy chiến lược, nhà quản lý sẽ khó phát triển trong sự nghiệp và khó đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.

Kỹ năng truyền cảm hứng

Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết lan tỏa và truyền cảm hứng đến nhân viên cấp dưới. Ngoài việc liên tục trau dồi và phát triển kỹ năng lãnh đạo để cấp dưới noi theo, nhà quản lý cần tích cực trao đổi, động viên để nhân viên có nhiều động lực làm việc hơn.

Nhà quản lý cũng cần chú ý đến việc trao quyền cho nhân viên. Đây là kỹ năng quan trọng trong môi trường làm việc năng động, hiện đại. Tuy nhiên, trao quyền không có nghĩa là buông thả mọi vấn đề, mà cần đưa ra một khuôn khổ linh hoạt, chặt chẽ để nhân viên có thể tự do quyết định.

Kỹ năng tạo động lực

Trong quá trình làm việc, các vấn đề như áp lực công việc, không hoàn thành mục tiêu, không được tăng lương hay khen thưởng có thể làm giảm động lực của nhân viên. Lúc này, kỹ năng tạo động lực của nhà lãnh đạo cần được phát huy để giúp nhân viên vượt qua tình trạng này. Nhà quản lý cần tinh tế trong cách xử lý, khéo léo trong việc khiển trách nhân viên, không khiển trách trước người khác mà nên trao đổi cá nhân và đưa ra những lời khuyên hữu ích.

Ngoài ra, để thành công trong vai trò “sếp”, nhà lãnh đạo cần trau dồi và rèn luyện một số kỹ năng khác như: đào tạo đội ngũ, cố vấn và khai vấn, lập kế hoạch, thấu hiểu chính mình và đối tác, tự tin và quyết đoán.

Xem thêm: Top 8 Kỹ Năng Mềm Trong CV Mà Bạn Có Thể Tham Khảo (worklink.com.vn)

Để lại một bình luận