Làm sếp thì sẽ có nhiều đêm không ngủ và đơn độc “ủ mưu”?

Worklink

Nhiều người trong chúng ta mong muốn đóng vai trò lớn trong công việc – chúng ta muốn trở thành sếp. Tất nhiên, một khi ta đạt tới vị trí đó thì sẽ thấy không phải luôn luôn ở vào vị thế luôn có ánh hào quang, hoặc là dễ dàng, như chúng ta đã tưởng tượng. Điều đó đặc biệt đúng với những người kinh doanh khởi nghiệp.


Bí quyết để thành công khi nắm trọng trách là tinh tế nhưng quan trọng. Dưới đây là những gì hai người trong số họ thấy đáng phải nói khi bạn muốn trở thành sếp kinh doanh khởi nghiệp, được đăng tải trên BBCCapital.


Richard Branson, Nhà sáng lập Virgin Group


“Người ta thường hỏi tôi, “cần làm gì để trở thành ông chủ?”. Đó là một câu hỏi khó trả lời”, Branson viết trong bài ‘Muốn làm sếp thì cần có những gì?’ “Nhà quản lý so với Nhà lãnh đạo”. “Theo ý kiến của tôi, có hai loại sếp: nhà quản lý và nhà lãnh đạo”.

Richard Branson

Richard Branson nói rằng làm sếp cần có phẩm chất lãnh đạo

Vai trò của một nhà lãnh đạo là làm việc với mọi người “để thay đổi cuộc sống của những người khác cho tốt hơn”. Mặt khác quản lý, là “về việc duy trì các quy trình, nguyên tắc và hệ thống”. Trong khi nhà quản lý giữ các quy tắc, người lãnh đạo phải sẵn sàng phá vỡ quy tắc, hay ít nhất là tìm cách sáng tạo ngoài biên giới các quy tắc đó,” Branson viết.


Cả hai đều quan trọng trong kinh doanh và đối với một người sếp, nhưng “điều quan trọng mà bạn cần có là phẩm chất lãnh đạo, đặc biệt là nếu bạn muốn kinh doanh cho chính mình, phải có cả hai kiểu người này ở một công ty để các cơ hội có nhiều khả năng thành công nhất.”. “Thế giới kinh doanh cần cả các nhà quản lý và các lãnh đạo trong con người của vị sếp,” Branson viết.


“Khi bạn tin vào một cái gì đó, sự hấp dẫn từ niềm tin của bạn sẽ tạo cảm hứng cho người khác – giúp bạn tuyển được người chia sẻ tầm nhìn của bạn và thấy có động lực để giúp bạn đạt được thành công”, Branson viết. “Và niềm đam mê cũng sẽ giúp bạn tạo thêm các mối quan hệ có ý nghĩa và quan hệ đối tác với các doanh nhân khởi nghiệp hay doanh gia khác”.


Ron Shaich, Nhà sáng lập, Chủ tịch và Tổng giám đốc Panera Bread


Nói đến từ “sếp” là hầu hết mọi người tưởng tượng một nhà quản lý giàu có, suốt ngày họp hành và đi máy bay công chuyện cũng như ra lệnh cho nhân viên nghiêm túc thực hiện. Shaich viết trong bài “Bạn muốn là Sếp? Nên biết chính xác cái đó có nghĩa gì.”


ron-shaich

Với Ron Shaich: Làm sếp thì sẽ có nhiều đêm không ngủ và đơn độc “ủ mưu”

“Với tôi, là sếp … có nghĩa là có những giờ đơn độc để ủ mưu,” ông viết. “Làm sếp có nghĩa là nhiều đêm không ngủ để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định khó khăn mà không ai muốn quyết định và biết rằng sự thành công hay thất bại của rốt cùng chính là trách nhiệm của mình. Nó có nghĩa là phải chuẩn bị kỹ càng kế hoạch.


Shaich đề xuất điều ông gọi là “sự thật khó khăn hơn về việc đưa ra quyết định”. “Thông thường, doanh nghiệp sở hữu bạn chứ bạn không sở hữu nó,” ông viết: “Lập một doanh nghiệp là rất tốn công sức vì ngốn toàn bộ thời gian làm việc của bạn, thậm chí chiếm vào thời gian mà đáng lẽ ra bạn đi ngủ. Sở hữu doanh nghiệp là nghĩ về nó trong xe hơi, phòng tắm và khi đi nghỉ. Hầu hết những người xây dựng doanh nghiệp phải cống hiến cho mục đích họ theo đuổi.


“Bạn sẽ có nhiều cơ hội để đưa ra quyết định vì những thách thức đối với một người sếp là không bao giờ kết thúc. Chừng nào việc kinh doanh mà là trách nhiệm của bạn thì bạn sẽ cần phải suy nghĩ về dài hạn. Bạn sẽ cần phải đổi mới, làm đi làm lại và cải thiện. Trớ trêu thay, nếu bạn là thành công, bạn sẽ không thấy cần dừng ở đó mà sẽ muốn thành công hơn nữa.”


Nói cách khác đi, theo Shaich viết, là ông chưa bao giờ muốn theo đuổi một cái gì đó dễ dàng hơn. “Trong khi là sếp thì có thể cảm thấy có những lúc như một hành trình dài và cô đơn, và đó không phải là quyền lực hay tiền bạc,” ông viết. “Đối với tôi, đó là niềm vui của việc giải quyết vấn đề mà không ai khác có thể làm được. Đó là việc thấy được các cơ hội mà người khác bỏ lỡ và tìm ra chiến lược phát triển mà những người khác không thể tưởng tượng ra. Đó là việc xây dựng một doanh nghiệp từ đầu.


“Người làm sếp sẽ thấy vô cùng trọn vẹn khi khi bạn thực sự biết bạn đang làm để tiến tới mục tiêu gì.”

Bài viết tham khảo: Tỷ phú 83 tuổi với triết lý “chăm sóc những con gà mái”

Để lại một bình luận