Làm thế nào để biến một nhân viên trung bình thành nhân viên xuất sắc ?

Worklink

Để biến một nhân viên trung bình thành nhân viên xuất sắc, nhà quản lý giỏi cần phải giao đúng công việc cho đúng người, sẵn sàng điều chỉnh vai trò của nhân viên để họ tận dụng tối đa tài năng và sở trường.

Trong quá khứ, hầu hết nhân viên được tuyển dựa vào kỹ năng – những điều được học hỏi và rèn luyện thông qua thực hành và kinh nghiệm. Ngày nay thì khác. Chúng ta không có những suy nghĩ giống nhau, do đó không phải ai cũng thích hợp cho mọi công việc. Nếu chúng ta cảm thấy mình không thể thành công trong công việc nào đó, chúng ta không thể tập trung vào nó.

tuyen-dung-viec-lam-tim-viec-lam-worklink

Tuyển dụng dựa vào thái độ, thay vì chỉ dựa vào kinh nghiệm


Vậy làm thế nào để nhà quản lý giỏi nâng cấp trình độ của nhân viên? Việc này bắt đầu từ quá trình tuyển dụng. Nhà quản lý giỏi xác định trước các phẩm chất cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhất quán và thành công dựa vào hồ sơ xin việc của các ứng viên.

Ví dụ về một mẫu đăng tuyển với vị trí “nhân viên chăm sóc khách hàng”, trong đó liệt kê các công việc và kinh nghiệm cần thiết. Nhưng kinh nghiệm bản thân nó không thể cho biết ứng viên có làm tốt hay thậm chí yêu thích công việc này hay không. Kinh nghiệm chỉ cho biết rằng ứng viên đã từng trải qua công việc này.

Theo một cách tiếp cận khác, thay vì liệt kê các công việc, nhà tuyển dụng xác định các hành vi cốt lõi để thành công: “Nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi phải chuyên nghiệp, giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với bất kỳ khách hàng nào, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, chu đáo, quan tâm và thấu hiểu”.

Việc này tập trung vào các phẩm chất giúp xác định ứng viên phù hợp.

Vậy còn đối với các nhân viên đang làm việc nhưng chỉ có hiệu suất ở mức trung bình? Đầu tiên, cố gắng tìm hiểu tài năng, sức mạnh và niềm đam mê của nhân viên có phù hợp với công việc không. Nếu không, cân nhắc chuyển anh ta đến vị trí khác.

Chuyển đổi vai trò để phát huy tài năng và niềm đam mê


Một khi đã tìm được người phù hợp cho công việc, hãy giao cho họ những trách nhiệm khác nhau có liên quan đến giá trị và lợi ích mà họ theo đuổi. Ví dụ: Trong công ty bạn có 1 nhân viên bán hàng là blogger kiêm nhà văn viễn tưởng, hãy cho anh ta tham gia biên tập bản tin khách hàng và nhân viên hàng tháng. Việc này vừa giúp anh ta theo đuổi niềm đam mê, vừa đáp ứng nhu cầu của công ty.

Một khi chúng ta đã hiểu rõ những gì truyền cảm hứng cho các nhân viên xuất sắc, chúng ta sẽ biết cách nâng cao trình độ cho các nhân viên trung bình. Đầu tiên là liên kết người lao động và công việc sao cho thật ăn khớp. Thứ hai là tùy chỉnh các vai trò có liên quan đến giá trị, tài năng và lợi ích của nhân viên. Họ sẽ đạt được hiệu suất cao nhất khi cảm thấy có thẩm quyền và giá trị. Việc tìm kiếm vai trò phù hợp với nhân viên, giúp họ thích ứng với công việc và tạo động lực cho họ không dễ dàng, nhưng sự đầu tư ngay từ bây giờ của bạn sẽ được nhận được lợi ích xứng đáng.

Bài viết tham khảo: Một nhà quản lý xuất sắc cũng đồng thời là một huấn luyện viên giỏi

Để lại một bình luận