Michael Dell: Đừng bao giờ tỏ ra mình là người thông minh nhất !

Worklink

Michael Saul Dell vừa là nhà sáng lập vừa là giám đốc điều hành tập đoàn Dell. Công ty máy tính Dell từng là công ty đứng đầu thế giới với doanh thu 56,74 tỷ đô (2006). Tiểu sử của Michael Dell luôn có mục trình độ học vấn: “Đại học Texas Austin: Bỏ học”. Thế nhưng, những gì mà ông làm được chính là một trong những hình tượng phấn đấu cho lớp doanh nhân trẻ trên khắp thế giới với tinh thần tự học từ những trải nghiệm trong cuộc sống và thương trường.


Một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của Dell chính là kỹ năng về con người. Để thành công trong kinh doanh, một doanh nhân luôn cần có khả năng tiếp cận và kết nối con người với con người, cũng như giới thiệu dịch vụ và sản phẩm một cách thuyết phục đến khách hàng. Đây là yếu tố tối quan trọng để làm giàu.

Năng khiếu kinh doanh bộc lộ khi còn nhỏ


Michael Dell


Ngay từ hồi bé, Dell đã bộc lộ rõ năng khiếu kinh doanh trời phú của mình. Nguồn ảnh: Internet


Houston, năm 1973. Một ngôi nhà bình dân của một gia đình bình dân ở Mỹ (vài ngày trước đó, một lá đơn xin học cấp ba ngoại khóa do Michael Dell ký tên vừa được gửi đi từ đây) có tiếng chuông reo ngoài cửa.

Khách là một phụ nữ luống tuổi đến nhà để thỏa thuận với gia đình của “Ngài Micheal Dell” về những chi tiết cụ thể như loại bằng tốt nghiệp, phương thức thanh toán tiền học và những đề tài buồn tẻ khác của người lớn.

Vị khách kinh ngạc khi thấy “Ngài Micheal Dell” ngoài đời là một cậu bé 8 tuổi. Vẻ mặt bình thản và hoàn toàn nghiêm túc, cậu bé giải thích với bà khách về ý định nhảy cóc các lớp cấp hai bởi: “Có khối việc quan trọng cần làm trong cuộc đời”.

Luôn muốn bỏ qua những bước đi “không cần thiết” để “tập trung vào công việc”, đó là một phương châm luôn theo sát Micheal Dell, người mới 33 tuổi đã trở thành một trong những đại gia giàu có nhất trên hành tinh.

Một ngày đẹp trời năm 1977, gia đình ông Alexandr Dell đi câu cá ngoài biển. Trong khi hai anh trai mình thảnh thơi buông cần ngồi đợi cá, Michael Dell ngồi loay hoay chế tạo ra một loại “thiết bị đặc biệt” – loại cần có cùng lúc vài chục lưỡi câu.

Bị các anh chế giễu là “rỗi hơi”, Michael vẫn cắm cúi làm. Thế rồi sau buổi câu, cậu út đã câu được đầy giỏ nhất. Từ đó trở đi, trong bất kỳ tình huống nào Michael Dell cũng làm theo nguyên tắc:” Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn cho là tốt, hãy thử ngay chứ đừng chần chừ”.

Ngay từ hồi bé, Dell đã bộc lộ rõ năng khiếu kinh doanh trời phú của mình. Khi nảy ra một ý tưởng hay ho, Dell nhất định sẽ nỗ lực hết mình để biến điều đó hành hiện thực. Năm 12 tuổi, cậu bé Michael Dell tự kiếm được khoản tiền đầu tiên bằng việc bán tem thư cho người dân trong khu phố. Michael thời đó đã biết lên kế hoạch tính toán số lượng và giá cả tem cần bán để kiếm được 1000 đô la.

Một thời gian sau, Dell chuyển sang làm nhân viên bán báo dài hạn cho một trong những tờ nhật báo lớn nhất thời bấy giờ – Houston Post. Trải nghiệm này đã giúp kỹ năng bán hàng và sự tự tin của Dell tăng lên đáng kể.

Khi Michael Dell 15 tuổi, cậu bé nhận được một món quà trên cả mong đợi, thứ đã giúp thay đổi cả cuộc đời của cậu sau này – một chiếc máy tính Apple. Thay vì sử dụng nó như những đứa trẻ cùng thời khác, cậu bé lại tháo tung chiếc máy ra để nghiên cứu tìm tòi các bộ phận bên trong. Sau đó Michael còn mua thêm một chiếc IBM và chiếc máy này cũng chịu chung số phận tương tự. Chính với sở thích tìm tòi khám phá đó mà sau này Michael có được vốn kiến thức và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực lắp ráp máy tính

Bỏ học sống với đam mê

Bỏ học sống vì đam mê

18 tuổi, Dell mua lại những linh kiện cũ về tự lắp đặt và nâng cấp, rồi bán ra với giá chỉ bằng 2/3 trên thị trường. Nguồn ảnh: Internet

Năm 1983 ở tuổi 18 Michael Dell thi đỗ vào trường đại học Texas ở Austin theo kỳ vọng của bố mẹ – những người vốn luôn muốn anh trở thành một bác sĩ. Nhưng chàng trai trẻ nhanh chóng nhận ra niềm đam mê duy nhất của anh chỉ có một – đó chính là máy tính. Ở thời điểm đó, giá một chiếc máy tính vô cùng đắt đỏ do nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường khiến các nhà sản xuất máy tính nâng giá trên trời. Nhận thấy cơ hội kinh doanh trước mắt, trong suốt học kỳ đầu tiên, Dell đã mua lại những chiếc máy tính dư và linh phụ kiện từ những nhà bán lẻ địa phương với mức  giá rẻ. Anh mày mò tự lắp đặt đồng thời nâng cấp một số chi tiết nhỏ trong máy rồi tung ra bán ngay trong căn phòng ký túc xá với giá chỉ bằng 2/3 trên thị trường. Ý tưởng kinh doanh này đã thu về một khoản lợi nhuận lớn và đem lại cho Dell những thành công đầu tiên trong sự nghiệp.

Tài kinh doanh vượt bậc

Tài kinh doanh vượt bậc

Tập đoàn Dell luôn chiếm lĩnh hàng đầu ở thị trường máy tính, lãi ròng mỗi năm mang về hàng chục tỷ đô la. Nguồn ảnh: Internet


Phương châm kinh doanh của Dell vẫn là “Bán cho khách hàng thứ họ cần, chứ không phải dúi cho họ đồ tồn kho”. Cần thêm linh kiện gì Dell mới mua riêng cho từng máy tính.

Tháng đầu tiên doanh thu của Dell Computer là 180.000 đô la, sang tháng thứ hai con số này đã lên tới 265.000 đô. Chỉ một năm sau đó, lượng máy tính Dell tiêu thụ mỗi tháng là 1.000 chiếc.

Dell liên tục nghĩ ra những phương thức kinh doanh mới khác hẳn các công ty khác, như bảo đảm hoàn lại tiền cho khách hàng, dịch vụ sửa máy ngay trong vòng một ngày và lập đường dây nóng 24/24 giờ để các chuyên gia trả lời mọi thắc mắc của người sử dụng.

“Người ta sản xuất ra máy tính rồi mới nhồi vào đầu khách hàng là họ cần có nó, còn chúng tôi thì nghiên cứu xem thị trường cần gì và cho ra sản phẩm” – Dell luôn nói vậy.

Vào cái ngày mà lẽ ra Michael Dell phải tốt nghiệp trường đại học, doanh thu của các công ty của Dell Computer trên toàn thế giới đã vượt mức 70 triệu đô la.

Và Dell bắt tay vào việc phát triển thương hiệu của chính mình, thay vì bán hàng của các công ty khác. Khách hàng khi đặt mua máy tính Dell sẽ được nhận hàng trong vòng 36 giờ.

Nhà máy của Dell Computer là một ví dụ hết sức thú vị về mô hình sản xuất- hoàn toàn không có khu vực gọi là kho bãi. Ở một đầu nhà máy là những chiếc xe tải chở linh kiện, đầu kia là một dãy xe khác đã chất đầy máy tính lắp ráp và thử nghiệm xong, đã trang bị các phần mềm cần cho từng khách hàng cụ thể.

Tập đoàn Dell luôn chiếm lĩnh hàng đầu ở thị trường máy tính, lãi ròng mỗi năm mang về hàng chục tỷ đô la. Nhưng có một thứ mà Michael thiếu, đó là… bằng tốt nghiệp đại học. Mà, để làm gì kia chứ ?

Sự khiêm tốn và thấu hiểu con người

“Cố gắng đừng bao giờ tỏ ra là người thông minh nhất trong phòng. Và cho dù bạn là người thông minh nhất đi chăng nữa thì tôi cũng khuyên bạn nên tìm kiếm người thông minh hơn, hoặc chuyển sang một phòng khác. Trong giới chuyên môn, việc này được gọi là xây dựng mạng lưới làm việc. Trong các tổ chức, đó là xây dựng đội ngũ. Và trong cuộc sống, nó chính là tạo dựng các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, và cộng đồng. Chúng ta đều là những món quà dành cho nhau, và trong suốt quá trình phấn đấu trở thành một nhà lãnh đạo, tôi đã hiểu ra một điều quan trọng rằng những kinh nghiệm quý báu nhất đều xuất phát từ các mối quan hệ của tôi.”

(Trích bài phát biểu của ông Michael Dell tại lễ tốt nghiệp Đại học Texas, 2003).

Tài kinh doanh

Phương châm kinh doanh của Dell vẫn là “Bán cho khách hàng thứ họ cần, chứ không phải dúi cho họ đồ tồn kho”. Nguồn ảnh: Internet

Bài viết tham khảo: Chiến lược nhân sự thông minh cảu CEO Ford

Để lại một bình luận