Năng suất lao động thấp trở thành vấn đề mang tính toàn cầu

Worklink

Năng suất lao động trên mỗi công nhân tính từ năm ngoái tăng ở mức chậm nhất kể từ thời kỳ hoàng kim. Sự sụt giảm thể hiện rõ ở hầu hết các ngành. Hiện nay, vấn đề năng suất giảm đang ảnh hưởng tới toàn cầu.

Năng suất lao động trên mỗi công nhân tính từ năm ngoái tăng ở mức chậm nhất kể từ thời kì hoàng kim. Sự sụt giảm thể hiện rõ ở hầu hết các ngành. Hiện nay, vấn đề năng suất giảm đang ảnh hưởng tới toàn cầu. Theo một nhóm chuyên gia cố vấn thuộc công ty tư vấn Conference Board, dựa vào dữ liệu chính thức về năng suất và việc làm từ hầu hết các quốc gia, chỉ có riêng Ấn Độ và vùng hạ Sahara, Châu Phi ghi nhận có sự tăng trưởng năng suất lao động cao hơn năm ngoái.

Trên toàn cầu, tốc độ tăng trưởng năng suất chậm lại còn 2,1%, trong khi mức trung bình hằng năm là 2,6% giai đoạn 1999 – 2006. Bart Van Ark, nhà kinh tế học hàng đầu của tổ chức Conference Board, cho biết, năng suất bao gồm các yếu tố tổng hợp, tính đến cả yếu tố chất lượng lao động và vốn đầu tư cũng như số lượng công nhân, giảm 0,2% vào năm 2014.Ông nhận định: “Đây là hiện tượng mang tính toàn cầu, bởi thế, nó cần được kiểm soát thật chặt chẽ”.

tuyen-dung-viec-lam-worklink

Năng suất lao động trên mỗi công nhân tính từ năm ngoái tăng ở mức chậm nhất kể từ thời kì hoàng kim

Các chuyên gia kinh tế xác định vấn đề năng suất thấp là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng mang tính toàn cầu đối với nỗ lực nhằm cải thiện mức sống cho người dân ở cả các nước giàu và nghèo. Trên thực tế, các công ty ngày càng hoạt động kém hiệu quả hơn trong quá trình chuyển đổi lao động, máy móc, nhà xưởng… thành hàng hóa và dịch vụ. Điều này gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, bà Janet Yellen, hôm 26/6, cho biết, năng suất lao động tại Mỹ tăng chậm là một trong những nguyên nhân khiến lương không tăng trong những năm gần đây. Ông George Osborne, Bộ trưởng Tài chính Anh, cũng đặt việc tăng năng suất lao động nhanh là ưu tiên kinh tế quan trọng hàng đầu của chính phủ mới. Ông nói: “Sự thịnh vượng trong tương lai của chúng tôi phụ thuộc vào cải thiện năng suất lao động”.
Nâng cao năng suất được xem là một trong những giải pháp duy nhất nhằm cải thiện mức sống, tại thời điểm những nền kinh tế phát triển và một số nền kinh tế mới nổi có tỷ lệ dân số già và nghỉ hưu tăng lên nhanh chóng. Nếu năng suất không tăng trưởng một cách bền vững thì kinh tế thế giới sẽ phát triển với tốc độ chậm hơn nhiều.
Trong báo cáo sắp được công bố trong tháng tới, Conference Board cho biết, sự sụt giảm trong tăng trưởng năng suất là một phần kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 và phản ánh nhiều vấn đề sâu xa của nền kinh tế toàn cầu.
Khi nguồn cung nhân lực toàn cầu đạt tới đỉnh điểm, tăng trưởng năng suất chắc chắn sẽ nhanh hơn và đời sống của người dân cũng được cải thiện. Các chuyên gia kinh tế không thống nhất được nguyên nhân chính xác khiến năng suất toàn cầu giảm. Tuy nhiên, họ cũng đưa ra một số nguyên nhân nổi bật.
Nhiều người lạc quan lý giải rằng tốc độ tăng năng suất toàn cầu chậm là do tác động của cuộc khủng hoảng. Điều đó khiến cho nhiều công ty ỷ lại, không đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất tốt hơn. Tình trạng này cần được chấm dứt để năng suất toàn cầu tiếp tục tăng.
Tuy nhiên, ông van Ark nói rằng, một yếu điểm tạm thời không làm nên “toàn bộ câu chuyện”. Nhiều nguyên nhân lớn hơn trong sản xuất cũng cần được tính đến. Ông cho biết, những thị trường mới nổi đang đạt đến giới hạn của sự tăng trưởng dễ dàng nhờ bắt kịp các thành tựu về công nghệ trong sản xuất. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế tiên tiến lại chú trọng vào ngành dịch vụ và có xu hướng giảm hiệu quả sản xuất.
Công nghệ mới hiện nay đã và đang tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng, qua đó giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc và có thể thực hiện nhiều công việc cùng một lúc hơn so với trước đây. Mặc dù vậy, những cải tiến này không phải lúc nào cũng gia tăng sản lượng hay năng suất lao động của nhân viên.
Bên cạnh đó, những thủ tục pháp lí rườm rà cũng là một gánh nặng cho các doanh nghiệp. Điều này “rất khó để chứng minh” – ông van Ark đánh giá.

Một vài bằng chứng cho thấy năng suất toàn cầu suy giảm là do các nhân viên lười biếng và làm việc kém hiệu quả. Ông van Ark cho hay: “Có gì đó đang sai lệch với cách mà các công ty định hướng cho nhân viên của họ để tăng năng suất lao động”.



Bài viết tham khảo: Cái khó của Don Thompson

Để lại một bình luận