Lớn lên trong làng quê nghèo, cô gái 16 tuổi bỏ học từ sớm theo nghề lắp ráp tại một công ty nhỏ chuyên sản xuất mặt kính đồng hồ. Nhờ có óc quan sát từ những điều nhỏ nhoi, và khát khao học hỏi không ngừng. Chu Quần Phi – người phụ nữ bản lĩnh đã phát triển ra những chiếc màn hình tinh tế, gây dựng nên công ty tỷ đô chuyên sản xuất màn hình cảm ứng cho những công ty lớn như Samsung và Apple.
Cuộc sống khốn khó từ làng quê nghèo
Xuất thân từ một gia đình nghèo của vùng nông thôn tỉnh Hồ Nam – Trung Quốc. Chu Quần Phi sớm mồ côi mẹ khi bà lên năm, bố gần như bị mù bởi tai nạn công nghiệp. Gia cảnh quá khó khăn khiến bà phải bỏ học tai trường cấp ba vào năm 16 tuổi, tự bươn chải cuộc sống. Bà xin làm công nhân tại nhà máy sản xuất mặt kính đồng hồ.
Từ chối những thứ không xứng với giá trị mình bỏ ra
Sau khi thôi học, bà quyết định lên Thâm Quyến kiếm tiền học bán thời gian tại trường đại học. Tại đây, bà làm việc tại một nhà máy, chuyên sản xuất mặt kính với mức lương 1 đô-la/ngày.
Bà từng chia sẻ về quãng thời gian đầy vất vả này: “Tôi làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ đêm, thậm chí đến 2 giờ sáng. Ở đó không có ca, chỉ mười mấy người. Chúng tôi ngập trong thủy tinh bóng nhoáng. Và tôi không hề yêu thích công việc này tý nào.”
Nhận thấy mức lương và công việc này chưa xứng đáng với sức lao động mình bỏ ra. Chỉ sau ba tháng làm việc, Chu Thuần Phi đã quyết định viết một bức thư gửi Sếp. Để cảm ơn ông ta vì cơ hội nhưng cũng để nói rằng vấn đề mà bà gặp phải. Thay vì bị đuổi việc, bà đã được sếp tiến cử.
Sự dũng cảm và táo bạo của bà đã trở thành một bước nhảy vọt trên con đường trở thành tỷ phú. Nguồn ảnh: Internet
Con đường đến với vị trí thống trị
Nhờ bản tính cần cù, sau nhiều năm tích cóp được một số vốn nhỏ 3 nghìn đô. Vốn ấp ủ ước mơ được làm chủ nên bà đã mạnh dạn xin thôi việc. Vào năm 1993, bà đứng ra thành lập một công ty nhỏ chuyên chế tác thủy tinh.
Tuy nhiên, công việc kinh doanh của bà luôn phải đương đầu với nhiều sóng gió. Và trong 11 lần thử kinh doanh, bà đều thất bại. Đến lần thứ 12, bà phải đã phải thế chấp nhà để trả lương cho công nhân
Mãi đến năm 2003, bà mới có cơ hội “ngàn năm có một” để thay đổi toàn bộ cục diện doanh nghiệp của mình. Trong giai đoạn này, kỷ nguyên của điện thoại thông minh đã bùng nổ.
Vào năm đó, trong thời điểm màn hình điện thoại vẫn là vỏ nhựa, một công ty lớn về điện thoại di động – Motorola đã liên hệ và đề nghị công ty bà cung cấp màn hình cảm ứng bằng kính cho sản phẩm điện thoại thông minh Moto Razr V3 sắp ra mắt của hãng. Điều kiện đưa ra là mặt kính chống xước. Đấy chính là thời điểm bước ngoặt trong cuộc đời bà.
Bà kể lại: “Họ nói rằng tôi chỉ cần trả lời có hoặc không là đủ. Nếu tôi đồng ý, họ sẽ lo mọi khâu còn lại. Và đương nhiên, tôi gật đầu ngay lập tức”.
Mãi đến năm 2003, bà mới có cơ hội “ngàn năm có một” để thay đổi toàn bộ cục diện doanh nghiệp của mình. Nguồn ảnh: Internet
Sau thương vụ béo bở này, hàng loạt hợp đồng lớn đã tìm về với công ty của bà, trong đó phải kể đến HTC, Nokia, Samsung
Và đặc biệt vào năm 2007, khi “ông lớn” Apple bắt đầu bắt tay sản xuất điện thoại thông minh thì công ty Lens Technology cũng được chọn là đối tác cung cấp chính cho “siêu phẩm” iPhone đình đám, mở đầu một cuộc cách mạng smartphone trên toàn thế giới.
Thành công là cả một sự nỗ lực lớn
Câu chuyện thành công của bà Chu đã truyền cảm hứng cho hàng triệu lao động nhập cư ở Trung Quốc, khiến họ tin rằng dù lao động vất vả nhưng cuối cùng, nỗ lực sẽ được đền đáp.
Thành công không bao giờ đến dễ dàng như vậy. Cô Chu cho biết: “Tôi thậm chí đã phải bán nhà hai lần để trả lương cho nhân viên, tôi cho rằng điều quan trọng là không được đắc ý khi thành công, và cũng không được phiền muộn khi thị trường khó khăn”
Trả lời phỏng vấn truyền hình “Kinh doanh cũng giống như leo núi vậy, bên cạnh sức mạnh thể chất thì sự kiên trì cũng là một nhân tố then chốt giúp tôi thành công.”
Thành công đến với bà không hề do may mắn. Nó là kết tinh của một quá trình làm việc cật lực và nỗ lực không ngừng. Nguồn ảnh: Internet
Cô cũng tiết lộ thêm bí quyết thành công là không ngừng học hỏi. Ngay cả sau này, khi có đến chục nghìn công nhân làm thuê cho mình, bà vẫn xuống tận nhà máy và chú ý đến từng quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng các sản phẩm đảm bảo rằng chúng đủ tiêu chuẩn trước khi xuất xưởng. Chính vì thế sản phẩm của Lens Technology dành được một chỗ đứng trong lòng khách hàng.
Bà sống tại một căn hộ nhỏ ngay cạnh văn phòng của mình tại trụ sở chính để đảm bảo bà có thể ghé thăm nhà máy dù ngày hay đêm.
Hiện tại, công ty bà có 75.000 công nhân, trải rộng ở cả ba cơ sở sản xuất chính tại tỉnh Hồ Nam. Mỗi ngày, công ty nhận vận chuyển kính từ các nhà sản xuất toàn cầu như Corning tại Hoa Kỳ và Asahi Glass tại Nhật Bản.
Khối tài sản của bà ngang bằng với ông trùm truyền thông eBay. Nguồn ảnh: Internet
Theo tạp chí Forbes, cho đến 31/3/2015, giá cổ phiếu của Lens Technology là 78,08 tệ/cổ phiếu. Bà Chu nắm giữ 592 triệu cổ phiếu, tương đương 7,4 tỷ USD, trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc. Công việc làm ăn ngày càng thuận lợi, thu được khoản lợi nhuận lớn, đưa bà vượt qua nữ tỷ phú giàu nhất Trung Quốc trước đó là Trần Lệ Hoa- người sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn bất động sản Fuwah.
Khiêm tốn và luôn biết giữ cân bằng trong cuộc sống
Cho dù đạt được sự thành công rực rỡ và sở hữu khối tài sản khổng lồ, Chu Quần Phi vẫn không bao giờ quên được quãng thời gian vất vả thời niên thiếu của mình. Bà luôn hãnh diện nói rằng, quá khứ ấy chính là nguồn động lực giúp bà đạt được thành công như ngày hôm nay.