Người “chuyên nghiệp” trông như thế nào ?

Worklink

Bạn biết đấy, tính chuyên nghiệp là một yếu tố cần thiết giúp bạn trở nên thành công. Nhưng “chuyên nghiệp” thực sự nghĩa là gì? Tại sao nó quan trọng? Và làm thế nào để trở nên hoàn toàn chuyên nghiệp trong vai trò hàng ngày của mình?


nguoi-chuyen-nghiep-trong-nhu-the-nao

Hình ảnh minh họa

Đối với một số người, chuyên nghiệp có thể là biết cách ăn mặc tại nơi làm việc, hoặc đơn giản là hoàn thành tốt công việc. Đối với những người khác, chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc có bằng cấp cao hay những chứng chỉ được đóng khung và treo trên tường ở văn phòng. Tính chuyên nghiệp bao hàm tất cả các định nghĩa này, và hơn thế nữa.

Vậy thì, tính chuyên nghiệp là gì, tại sao nó quan trọng? Và làm thế nào để trở nên hoàn toàn chuyên nghiệp trong vai trò hàng ngày của mình? Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho tất cả những câu hỏi trên, từ đó giúp bạn tạo ra một hình ảnh thực sự chuyên nghiệp tại nơi làm việc.


Định nghĩa tính chuyên nghiệp


Từ điển Merriam-Webster định nghĩa tính chuyên nghiệp là các hành vi, mục tiêu, hoặc phẩm chất phản ánh hay thể hiện nét đặc trưng của một ngành nghề hay một chuyên viên”; và nó định nghĩa một ngành nghề là “một công việc đòi hỏi kiến thức chuyên ngành và nền tảng học vấn dài và chuyên sâu .”

Những định nghĩa này hàm ý rằng tính chuyên nghiệp bao gồm một số các thuộc tính khác nhau, và, cùng với nhau, những thuộc tính này tạo ra và hình thành nên một người chuyên nghiệp.

Vậy, những thuộc tính này là gì?

1. Kiến thức chuyên môn

Đầu tiên và trước hết, những người chuyên nghiệp phải là những người có kiến thức chuyên sâu. Họ lập một cam kết vững chãi với bản thân để phát triển và nâng cao các kỹ năng của mình, và đến thời điểm thích hợp, họ sẽ gom đủ bằng cấp và chứng chỉ chứng minh cho nền tảng kiển thức này.

Không phải mọi lĩnh vực kinh doanh đều đòi hỏi một lõi kiến thức nhất định (và các bằng cấp tương ứng); cũng như không phải tất cả các lĩnh vực đều đòi hỏi kiến thức sâu rộng để có thể áp dụng vào thực tiễn một cách thành công; và không phải tất cả các chuyên gia đều sở hữu các bằng cấp hàng đầu trong lĩnh vực của họ.

Vấn đề là những người chuyên nghiệp đã làm việc một cách nghiêm túc, cẩn trọng và bền bỉ để làm chủ các kiến thức chuyên môn cần thiết tạo nên thành công trong lĩnh vực của họ; và rằng họ liên tục cập nhật tri thức để họ có thể tiếp tục tạo ra những thành quả tốt hơn.
Năng lực

Người chuyên nghiệp luôn hoàn thành tốt công việc. Họ đáng tin cậy, và luôn nói lời biết giữ lời. Nếu có trường hợp phát sinh ngăn cản họ thực hiện lời hứa của mình, họ sẽ làm rõ các kỳ vọng phải được đặt lên hàng đầu và làm hết sức mình để cải thiện tình hình.

Người chuyên nghiệp không bao giờ bao biện mà tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp.


2. Trung thực và liêm khiết

Người chuyên nghiệp mang các phẩm chất như sự trung thực và liêm khiết. Họ giữ lời, và chính vì thế mà họ thường được tin tưởng tuyệt đối. Họ không bao giờ thỏa mãn với thành quả của mình, và sẽ làm những điều đúng đắn, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra nhiều công sức hơn.

Hơn thế nữa, những người chuyên nghiệp thực sự khá khiêm tốn – nếu một dự án hoặc công việc nằm ngoài phạm vi chuyên môn của họ, họ không sợ phải thừa nhận điều này. Họ ngay lập tức yêu cầu giúp đỡ khi họ cần, và sẵn sàng học hỏi từ những người khác.


3. Trách nhiệm

Những người chuyên nghiệp tự chịu trách nhiệm về những suy nghĩ, lời nói và hành động của họ, đặc biệt là khi họ mắc sai lầm. Trách nhiệm cá nhân này được gắn chặt với sự trung thực và liêm khiết, và đó là một yếu tố quan trọng của tính chuyên nghiệp.


4. Kỷ luật cá nhân

Người chuyên nghiệp phải giữ được tác phong chuyên nghiệp kể cả dưới áp lực.

Ví dụ, hãy tưởng tượng một nhân viên chăm sóc khách hàng phải đối mặt với một khách hàng giận dữ. Thay vì buồn bã hay tức giận, người nhân viên thể hiện tính chuyên nghiệp thực sự bằng cách duy trì một thái độ bình tĩnh, và làm tất cả mọi thứ anh/cô ấy có thể để cải thiện tình hình.

Những người chuyên nghiệp thực sự thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh, bất kể vai trò của những người người đó và tình hình thực tế là gì. Họ sở hữu trí tuệ cảm xúc (EQ) cao và thể hiện bằng cách coi trọng và để ý tới những cảm xúc và nhu cầu của người khác, và họ không để tâm trạng xấu tác động đến cách mà họ đối xử với các đồng nghiệp hay khách hàng.


5. Hình ảnh

Những người chuyên nghiệp hiểu rõ – họ không thể xuất hiện với trang phục luộn thuộm và đầu tóc rồi bù. Họ trau chuốt trong tác phong, cử chỉ và ăn măc phù hợp với mọi tình huống. Bởi lẽ đó, họ toát lên một phong thái tự tin, và điều đó khiến họ được tôn trọng.
Làm thế nào để thể hiện tính chuyên nghiệp

Từ những đặc điểm trên bạn có thể thấy người chuyên nghiệp là kiểu người được người khác tôn trọng và đánh giá cao. Từ đó họ tạo nên uy tín cho bản thân và công ty của mình!

Đây là lý do tại sao việc tạo dựng tính chuyên nghiệp tại nơi làm việc lại quan trọng đến thế. Những người thực sự chuyên nghiệp là những người đầu tiên được cân nhắc cho việc thăng tiến; họ được giao trọng trách đảm nhận các dự án giá trị hay làm việc với các khách hàng quan trọng, và họ thường đạt được thành công trong sự nghiệp.

Bây giờ bạn đã có một cái nhìn rõ ràng về những đặc tính cấu thành nên tính chuyên nghiệp, liệu bạn đã thể hiện những đặc tính này đối với những người xung quanh bạn chưa? Có thể bạn đã biểu lộ một vài đặc điểm của tính chuyên nghiệp rồi đấy, chỉ là còn thiếu một số điểm thôi: lưu ý là để xây dựng tính chuyên nghiệp, hãy tập trung vào việc cải thiện từng đặc điểm. (Vì tập trung vào từng cái một sẽ khiến bạn không bị quá sức.)

Ngoài ra, sau đây là một số chiến lược sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong môi trường làm việc:


1. Trau dồi chuyên môn

Đừng bao giờ để kiến thức và kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời. Hãy tự cam kết với bản thân về việc trau dồi chuyên môn và bắt kịp với mọi sự thay đổi trong ngành.


2. Phát triển trí tuệ cảm xúc

Những người chuyên nghiệp rất nhạy cảm với nhu cầu tình cảm của người khác. Họ có thể cung cấp cho khách hàng và đồng nghiệp những gì họ cần, bởi vì họ biết cách lắng nghe một cách chủ động và quan sát những gì đang xảy ra.

Vì vậy, nếu bạn muốn nâng cao tính chuyên nghiệp của mình, hãy tập trung vào việc phát triển trí tuệ cảm xúc.


3. Hãy học cách giữ lời

Bất cứ khi nào bạn đưa ra một lời hứa với sếp, đồng nghiệp, hay khách hàng của bạn, hãy giữ lời. Nếu như bạn không thể hoàn thành nó kịp thời hạn, hãy thông báo tới sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng một cách hợp lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hãy cố gắng tránh rơi vào tình trạng này!

Đừng bào chữa – thay vào đó, tốt hơn hết là tập trung vào việc đáp ứng kỳ vọng tốt nhất có thể, và làm cho tình hình chuyển biến tốt hơn.


4. Hãy lịch sự

Hãy tử tế, lịch sự và cư xử đúng mực với mọi người bạn tiếp xúc, bất kể vai trò của họ là gì, và đừng để tâm trạng, cảm xúc chi phối hành vi. Điều này có vẻ không quan trọng, nhưng nó tạo ra ảnh hưởng đáng kể đấy.


5. Chuẩn bị các công cụ cần thiết

Đã bao giờ bạn đến một cuộc họp khách hàng nhưng lại quên mang theo mẫu hàng quan trọng? Hay đến nơi làm việc, và nhận ra rằng bạn đã để một tài liệu cần thiết ở nhà? Hoặc bạn có thấy mình thiếu các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc bạn đang làm không?

Những người chuyên nghiệp thực sự luôn luôn sẵn sàng. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị trước, sự kịp thời, và sự tập trung. Hãy tập trung vào việc cải thiện khả năng quản lý thời gian và kỹ năng lên kế hoạch của bạn, để bạn có thể kiểm soát tốt mọi việc.

Lưu ý

Mặc dù tính chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc giữ cam kết, đảm bảo chất lượng công việc cao, và có tư cách của một chuyên gia, việc theo đuổi các đặc tính này đôi khi có thể làm bạn kém nhiệt tình với các dự án nằm ngoài “vùng an toàn” của bạn – những dự án thuộc lĩnh vực mà bạn không mấy quen thuộc, hoặc không cảm thấy tự tin khi nắm giữ trọng trách.

Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn không nên thử! Hãy phân tích rủi ro trước để giảm thiểu hậu quả của việc làm sai, hãy thành thật về bất kỳ sự thiếu hụt kỹ năng mà bạn có, và cố gắng lấp các lỗ hổng kiến thức và kĩ năng. Sau đó, chỉ cần cố hết sức có thể thôi!

Để lại một bình luận