Khảo sát nhân viên về văn hóa doanh nghiệp

Worklink

Cho dù dó là một tập hợp các giá trị, truyền thống hay thói quen, văn hóa doanh nghiệp của bạn là một tập hợp những khát vọng để định nghĩa cách phát triển doanh nghiệp của bạn.


Nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh có thể truyền cảm cho mọi thành viên để vượt qua những thời điểm khó khăn, tạo ra năng suất lao động nhiều hơn so với mức lương họ nhận được. Mặc dù văn hóa thường được gắn liền với sự thành công nhưng những sai lầm trong văn hóa cũng có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Nếu không được thiết kế cẩn thận, một nền văn hóa doanh nghiệp yếu kém có thể gây rối loạn chức năng, tạo sự bối rối cho cả những doanh nhân đại tài nhất trong việc điều hành.

Mặc dù bạn có thể tự xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo ý bạn muốn vì bạn là ông chủ nhưng nhân viên của bạn mới là những người trải nghiệm thực sự văn hóa này mỗi ngày. Chỉ có người lao động mới có thể đánh giá nó tốt hay chưa tốt.

Dưới đây là 5 cách để khảo sát nhân viên của bạn về văn hóa công ty của Jonathon Ende, CEO của SeamlessDocs.com, trên Linkedin:


1. Tìm ra những ảnh hưởng thực tế của các giá trị

khao-sat-nhan-vien-ve-van-hoa-doanh-nghiep

Hình ảnh minh họa


Nền tảng của nhiều văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị cốt lõi. Chúng có thể gói gọn trong một danh từ (ví dụ: sự xác định) hoặc cụm từ ngắn (Làm việc thông minh không khó) và được thiết kế để hướng dẫn các nguyên tắc cho doanh nghiệp của bạn. Cho dù bạn có biết nó hay không nhưng nhân viên của bạn có thể phải chạy đua theo chúng theo cách riêng biệt.

Là một người lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cần hiểu giá trị của doanh nghiệp được nuôi dưỡng bởi thói quen lao động tích cực hoặc những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Ngoài ra, nếu những giá trị này không ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên trong mọi trường hợp, vậy tại sao bạn phải tốn năng lượng đầu tư thúc đẩy chúng?

Bạn cần phác thảo trải nghiệm của nhân viên giống như việc tạo trải nghiệm cho khách hàng. Để cải thiện cả hai, bạn cần thông tin phản hồi trực tiếp của công ty.


2. Tìm những chuẩn mực văn hóa đang hạn chế năng suất lao động

Năng suất lao động phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của văn hóa doanh nghiệp. Các chuẩn mực văn hóa tại chỗ, như giờ làm việc, các giao thức sau cuộc họp…đều được các nhà quản lý cấp cao, không có kinh nghiệm trực tiếp đề ra. Ngay cả những nhân viên tài năng nhất có thể cảm thấy bị cản trở bởi các chuẩn mực văn hóa. Nó tạo sự ngột ngạt và mất tập trung cho nhân viên chứ không phải sự thoải mái và nâng cao vị thế định hướng.

Bạn cần xác định các các chuẩn mực văn hóa có thể là rào cản và tinh chỉnh chúng để khuyến khích nhân viên lao động.


3. Tìm hiểu thêm về môi trường làm việc của bạn

Môi trường làm việc chỉ là một chức năng của văn hóa công ty. Tuy nhiên, bạn có thể gặp khó khăn khi trải nghiệm môi trường làm việc của công ty trong lần đầu vì nhân viên có xu hướng thay đổi hành vi của họ xung quanh người sử dụng lao động. Việc thay đổi hành vi có thể gây khó khăn trong việc xác định có hay không sự tương tác hàng ngày giữa văn hóa doanh nghiệp và nhân viên. Liệu nó là nguồn động viên hay là gánh nặng gây căng thẳng, là có lợi hay có hại.

Bạn cần cho phép nhân viên nặc danh đánh giá môi trường làm việc của họ, giúp bạn xác định thực chất về nơi làm việc và các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường làm việc của nhân viên.


4. Đánh giá khả năng thích ứng của nhân viên

khao-sat-nhan-vien-ve-van-hoa-doanh-nghiep

Hình ảnh minh họa

Khi bạn hỏi 100 nhân viên về văn hóa nơi làm việc và bạn sẽ nhận được 100 câu trả lời khác nhau. Các chủ doanh nghiệp nên sử dụng thông tin phản hồi này không chỉ để kiểm tra văn hóa nơi làm việc mà còn để đánh giá khả năng thích ứng của mỗi nhân viên với nền văn hóa đó.

Một nhân viên có thể tài năng và làm việc tốt. Tuy nhiên, nếu họ thể hiện hành vi ứng xử kém, không phù hợp với văn hóa, sự hiện diện của họ sẽ tác động sâu rộng đến lợi nhuận của công ty. Bạn cần sử dụng câu trả lời của nhân viên để đánh giá sự phát triển nhiều chiều trong môi trường làm việc của công ty. Cách họ nhìn nhận về văn hóa doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của những người xung quanh.


5. Xây dựng tầm nhìn tốt hơn

Nền văn hóa doanh nghiệp thành công không chỉ được xây dựng từ trên xuống mà còn từ dưới lên. Bạn nên tiếp tục nhắc lại các giá trị tại nơi làm việc. Nhưng giống như xây dựng một công ty, bạn không thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên quan điểm riêng của bạn. Bạn cần kiểm tra câu trả lời của nhân viên và tìm kiếm các xu hướng mới lạ trong câu trả lời của họ.

Bạn cần tìm ra những điều quan trọng đối với nhân viên, những chức năng cần thiết để thành công và tầm nhìn tốt hơn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Bài viết tham khảo: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp – Yếu tố quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp

Để lại một bình luận