Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên

Worklink

Suy thoái kinh tế hiện nay đã dẫn đến việc suy giảm doanh thu, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thị trường của các doanh nghiệp còn hoạt động thì bị thu hẹp rất nhiều. Các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về nguồn nhân lực như:

1. Tỉ lệ chảy máu chất xám, nhảy việc tăng cao

Trước kia, tình trạng nhảy việc chỉ diễn ra ở lao động trẻ với mong muốn gia tăng thu nhập. Hiện nay trong tình cảnh kinh tế biến động, nhảy việc diễn ra ngày càng nhiều (10-13% mỗi năm) với nhiều nguyên do hơn: Môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, mâu thuẫn với cấp trên, lộ trình phát triển nghề không rõ ràng, cơ cấu tổ chức không hợp lý, tái thiết công ty không hài hòa…

2. Đình công lao động gia tăng

Trong các năm gần đây, nạn đình công tại Việt Nam đã không ngừng tăng cao. Theo thống kê có 387 vụ năm 2006 và 541 năm 2007. Năm 2008, tổng cộng 775 vụ đình công tập thể, dẫn đến nhiều hệ lụy như: Sản xuất trì trệ không đạt kế hoạch, uy tín doanh nghiệp bị tổn hại trên thị trường v.v…

3. Năng suất và hiệu quả làm việc suy giảm

Đây cũng là yếu tố tác động khá lớn tới sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng vào những quyết sách mới của công ty, sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân viên luôn cảm giác bất an về tương lai của chính mình…v.v

Và, lời giải mới cho bài toán nhân lực đó là: Nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ quản trị nguồn nhân lực đó chính là: “Mức độ hài lòng của nhân viên đối với Công ty”. Tất nhiên nó có mối quan hệ logic với một số tiêu chí khác như: năng suất lao động, chi phí nhân công, …vv. Dưới đây là “Bảng câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên”.

20150922085120 52914

Hình ảnh minh họa

NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN

1. Mức độ hài lòng với công việc

Đầu tiên, chúng tôi muốn tìm hiểu về mức độ hài lòng của bạn với công việc, ví dụ như: liệu bạn có được những thử thách thú vị ở công việc hiện tại, hoặc khối lượng công việc ra sao,….

– Tôi hiểu rõ yêu cầu công việc của mình

– Bản thân tôi rất hài lòng với công việc của mình

– Tôi rất tự hào khi nói với người khác về công ty tôi đang làm việc

– Khối lượng công việc của tôi là chấp nhận được

– Công việc của tôi có nhiều thử thách thú vị

2. Lương bổng và phúc lợi

a. Mức lương hiện tại của bạn ở công ty

– Tôi tin rằng mức lương của tôi rất cạnh tranh so với thị trường lao động trong nước

– Tôi được trả lương xứng đáng cho trách nhiệm và chất lượng công việc

– Tôi nhận được phúc lợi tốt ngoài tiền lương (ví dụ chi phí đi lại, ăn uống, nghỉ mát…)

– Tôi cảm thấy phúc lợi tôi nhận được từ công ty hấp dẫn hơn so với bạn đồng nghiệp ở những công ty khác

– Tôi rất hài lòng với cách quy định chế độ tăng lương và các phúc lợi khác của công ty

b. Bạn nhận được những phúc lợi nào dưới đây từ công ty?

– Trợ cấp nghỉ hưu

– Trợ cấp nhà ở

– Trợ cấp đi lại

– Kiểm tra sức khỏe

– Căn-tin/ Bữa ăn được cung cấp

– Ngày nghỉ hàng năm

– Nghỉ phép có lương

– Nghỉ bệnh

– Nghỉ sinh con có lương

– Nghỉ vào ngày vợ sinh con có lương

– Ngày nghỉ cho các chương trình huấn luyện và đào tạo

– Phí bảo hiểm xã hội/ bảo hiểm tai nạn

– Các chương trình hỗ trợ nhân viên, ví dụ: Tập huấn về cách thức quản lý công việc, giảm căng thẳng, chương trình cho nhân viên vay vốn….

– Chế độ thưởng cho thành tích

– Trả lương ngoài giờ

– Kế hoạch thưởng cổ phiếu cho nhân viên

– Trợ cấp ngày nghỉ lễ

– Chương trình hỗ trợ cho việc phát triển trình độ học vấn của nhân viên, ví dụ: Cao học….

– Chế độ hỗ trợ cho việc chuyển đổi nơi công tác

– Hỗ trợ chi phí xăng dầu

– Phiếu quà tặng của công ty

3. Chính sách và quy trình làm việc

– Tôi được giới thiệu và định hướng công việc rõ ràng trong ngày làm việc đầu tiên

– Sự thăng tiến và chuyển đổi công việc trong công ty được thực hiện công bằng

– Tôi biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp tại nơi làm việc (ví dụ cháy nổ hoặc có người bị thương)

– Nếu tôi không hài lòng với mức lương hoặc chế độ phúc lợi, tôi có thể thảo luận với cấp trên hoặc phòng nhân sự

– Tôi cảm thấy rằng các chính sách của công ty đối với nhân viên là tốt

4. Mối quan hệ nơi công sở

– Tôi làm việc rất tốt với đồng nghiệp và tôi thích những người tôi làm việc chung

– Cấp trên của tôi lắng nghe ý kiến của tôi và tôn trọng tôi

– Tôi cảm thấy môi trường làm việc không có chủ nghĩa cá nhân/ không đối xử theo cảm tính

– Tôi học được rất nhiều từ những người tôi làm việc chung

– Tôi rất thích những chương trình khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, ví dụ như Nghỉ mát, Ngày gia đình, hoạt động xây dựng tinh thần đồng đội và các chương trình khích lệ khác

5. Phương thức đánh giá hiệu quả công việc

– Nếu tôi làm tốt công việc tôi sẽ được tăng lương/ thưởng và/ hoặc sẽ được thăng tiến

– Công ty tạo cho tôi tinh thần làm việc có trách nhiệm

– Tôi tin rằng bảng đánh giá thành tích đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của tôi

– Tiền thưởng của tôi phản ánh hiệu quả làm việc của tôi.

– Tôi hiểu rõ tôi cần cải thiện những mặt nào để có thể nâng cao hiệu quả công việc

6. Thông tin nội bộ của công ty

a. Đây là phần nói về vấn đề thông tin nội bộ trong công ty bạn đang làm

– Tôi có đầy đủ thông tin đúng & cần thiết để hoàn thành tốt công việc

– Tôi thường xuyên có các buổi họp nhóm & cấp trên của tôi

– Cấp trên của tôi luôn thông báo cho tôi về những thay đổi trong công ty

– Cấp trên của tôi tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi ra quyết định có ảnh hưởng đến công việc của họ

– Tôi hiểu rõ nên làm gì và gặp ai nếu có thắc mắc về công việc

b. Nhân viên trong công ty tôi có những phương tiện thông tin sau đây

– Internet

– Thư điện tử

– Hộp thư đóng góp ý kiến

– Thông báo & Văn bản

– Điện thoại bàn

– Bảng thông báo

– Các cuộc họp với cấp lãnh đạo

– Các cuộc họp phòng/ban

– Thư thông báo

7. Đào tạo và phát triển

– Tôi được tham gia các khóa huấn luyện cần thiết để làm việc hiệu quả

– Tôi rất lạc quan về tiềm năng phát triển và thành công của mình trong công ty

– Tôi được cung cấp đầy đủ tài liệu và chương trình huấn luyện để phát triển kỹ năng làm việc

– Công việc của tôi tạo nhiều cơ hội để tôi chuẩn bị cho sự thăng tiến của mình trong công ty

– Công ty tôi đầu tư vào nhân viên qua các chương trình huấn luyện và phát triển

8. Sức khỏe và an toàn lao động

– Tôi được hướng dẫn đầy đủ về sức khoẻ và an toàn khi bắt đầu làm việc trong công ty

– Ban lãnh đạo tổ chức những buổi hội thảo và thảo thuận về sức khỏe nghề nghiệp và an toàn nơi làm việc cho toàn bộ nhân viên

– Nhân viên trong công ty tôi được cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động và thiết bị an toàn cần thiết khi thực hiện các công việc có tính nguy hiểm hoặc rủi ro cao

– Tôi được cung cấp đầy đủ dụng cụ & thiết bị bảo hộ lao động ở nơi làm việc

– Tôi cảm thấy môi trường làm việc của tôi rất an toàn

9. Mức độ hài lòng của nhân viên

– Bạn có nghĩ rằng công ty của bạn là một công ty rất tốt để làm việc không?

– Bạn sẽ gắn bó lâu dài với công ty này?

– Mức độ bạn sẽ giới thiệu với người khác vào làm việc trong công ty bạn ra sao?

Lưu ý: Việc nghiên cứu độ hài lòng của người lao động không đơn giản. Doanh nghiệp cần có sự tham gia phối hợp của các đơn vị tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện và tiết kiệm chi phí đầu tư cho nguồn lực để thực hiện. Ngoài ra ở vai trò tư vấn bên thứ ba, tính khách quan sẽ tạo được niềm tin cho nhân viên để họ nói lên những cảm nhận về các vấn đề họ quan tâm nhất.

Bài viết tham khảo: Jack Stack: Nhà lãnh đạo của nhân viên

Để lại một bình luận