Giao tiếp không lời

Worklink

Chuyên gia nhân sự Susan M. Heathfield, người thường xuyên có những bài viết trên About.com, mới đây có bài “Lắng nghe bằng mắt của bạn” giới thiệu việc giao tiếp không dùng lời dành cho giới quản trị nhân sự.

Bà viết: “Có bao giờ bạn thoáng ngờ vực khi thấy tâm trạng của đồng nghiệp thể hiện lúc họ đến làm việc không? Giao tiếp không dùng lời là một hình thức giao tiếp rất hiệu quả giúp bạn có thể thấy được những gì đang diễn ra trong đầu của người khác. Những người giao tiếp tuyệt nhất sẽ rất nhạy với sức mạnh của cảm xúc và suy nghĩ được trao đổi mà không dùng lời.


Giao tiếp không dùng lời thể hiện từ những nét mặt cho đến ngôn ngữ cơ thể. Những cử chỉ, ra dấu và sử dụng không gian cũng rất quan trọng khi giao tiếp không dùng lời. Các khác biệt văn hóa trên ngôn ngữ cơ thể, trên nét mặt, trong sử dụng không gian, đặc biệt là cử chỉ, là vô cùng rộng lớn và có thể dẫn đến việc hiểu nhầm nhau”.

Vài con số


Một nghiên cứu của một trường đại học tại Mỹ được Susan trích dẫn cho thấy đến 93% hiệu quả giao tiếp được quyết định bởi các yếu tố không dùng lời. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác động lên hiệu quả được quyết định 7% bởi từ ngữ, 38% bởi chất lượng giọng nói, và 55% bởi giao tiếp không dùng lời.

Nếu con người muốn che đậy cảm nhận hoặc phản ứng của mình với thông tin đến, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào hành vi không dùng lời. Có nhiều cách cải thiện việc đọc thông tin không dùng lời, và dù ở vị trí công việc nào thì việc này cũng sẽ làm tăng năng lực của con người trong chia sẻ ý nghĩa với người khác.

Chia sẻ ý nghĩa

tuyen-dung-viec-lam-tim-viec-lam-worklink


Chia sẻ ý nghĩa là một thuật ngữ của Susan về giao tiếp. Bà định nghĩa điều đó qua bốn yếu tố tạo ra sự chia sẻ ý nghĩa, tức là giao tiếp, mang lại hiệu quả cao:

• Người gửi thông điệp phải trình bày thông điệp rõ ràng và chi tiết, toát ra sự chính trực của mình.

• Người nhận thông điệp phải lắng nghe, đặt câu hỏi để hiểu rõ thêm và tin tưởng vào người đang nói.

• Phương pháp trình bày phải phù hợp với bối cảnh và nhu cầu của cả hai bên.

• Nội dung thông điệp phải cộng hưởng và kết nối, ở mức độ nào đó, với niềm tin đã có sẵn từ người nghe.

Để bắt đầu với giao tiếp không dùng lời. Cũng theo Susan, có thể bắt đầu lắng nghe bằng mắt từ năm điều sau:

• Quan sát vẻ mặt, đôi mắt, dáng điệu, cử chỉ tay chân, và thân thể cũng như sự chuyển động, dáng vẻ và con đường mà người trao đổi đang đi đến với bạn. Hãy làm quen với việc giao tiếp không dùng lời và khả năng đọc các thông tin sẽ phát triển khi bạn thực hành thường xuyên.

• Nếu lời nói của một người nói một đàng mà giao tiếp không dùng lời của họ lại nói lên một nẻo, thì bạn nên nghiêng về ý nghĩa của ngôn ngữ không dùng lời – và thường là bạn sẽ hiểu đúng.

• Khi đánh giá một ứng viên dựa vào giao tiếp không dùng lời, bạn có thể đọc được rất nhiều điều từ họ, ngay từ lúc họ còn đang ngồi chờ đợi. Giao tiếp không dùng lời trong phỏng vấn cũng bộc lộ rõ những kỹ năng, thế mạnh, điểm yếu và những gì đáng quan tâm về ứng viên.

• Dò xét lúc giao tiếp không dùng lời trong phỏng vấn hoặc trong tình huống khác sẽ giúp bạn thu thập được những sự việc và phát biểu đáng tin cậy. Ở đây thì ngôn ngữ sẽ ít ý nghĩa hơn là biết lắng nghe bằng mắt.

• Khi điều hành một buổi họp hoặc thảo luận nhóm thì việc lắng nghe bằng mắt sẽ giúp bạn:

– Biết lúc nào là bạn đang nói quá nhiều;

– Biết lúc nào, ai đó đang muốn nói;

– Biết được tâm trạng của số đông cũng như phản ứng của họ với nhận xét mà bạn nêu ra.

Cùng với kinh nghiệm, được đào tạo và lòng tin vào những gì đạt được trong quá khứ, chuyên gia giao tiếp không dùng lời từ bên trong bạn sẽ luôn miệt mài làm việc và tự phát triển cho bạn một năng lực cần có: Biết lắng nghe bằng mắt…

Bài viết tham khảo: Thành công không nằm ở kỹ năng!

Để lại một bình luận