Làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản – 6 điều bạn cần chú ý !

Worklink

Có thể nói Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất trong tổng số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Tính đến tháng 3/2014, các nhà đầu tư Nhật Bản đang có 2.237 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 35,38 tỷ USD. Và con số ấy vẫn đang không ngừng tăng lên.

Các cơ hội việc làm dành cho bạn vì thế cũng không ngừng được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn. Bạn đã, đang hay sẽ làm việc cho một Doanh nghiệp Nhật Bản ? Bạn có tự tin với hành trang mình đang có? Hãy tham khảo bài viết này và xem mình “bỏ túi” được bao nhiều trong số 6 điều cần lưu ý sau đây nhé !

1. Cúi chào

Nhật Bản là một đất nước coi trọng nghi thức và lễ nghĩa, đối với người Nhật việc đánh giá một con người không chỉ dựa vào cách nói chuyện mà còn dựa và cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện có nhã nhặn và đúng quy cách hay không. Tùy đối tượng, hoàn cảnh, cũng như mức độ thân thiết mà người Nhật có 3 kiểu chào sau đây:

tuyen-dung-viec-lam-tim-viec-lam-worklink


– “Chào nhẹ” (eshaku): dùng khi chào hỏi bạn bè hoặc những người cùng cấp bậc với mình. Khi chào, người Nhật sẽ cúi đầu khoảng 15º.


– “Chào bình thường” (keirei): dùng để chào cấp trên, khách hàng hoặc những người lớn tuổi hơn mình. Khi chào, người Nhật sẽ cúi đầu khoảng 45-60º.


– “Chào lễ phép” (saikeirei): dùng để nói lời cảm ơn, lời xin lỗi hoặc thể hiện thành ý của mình với đối phương. Khi chào, người Nhật sẽ cúi đầu khoảng 45-60º, và nói lời chào trước rồi cúi đầu chào hoặc vừa nói lời chào vừa cúi đầu.

2. Danh thiếp

Một cuộc gặp gỡ làm ăn tại Nhật Bản bắt đầu bằng Meishi kokan – một nghi lễ trao danh thiếp rất trang trọng. Người nhận danh thiếp phải cầm bằng cả hai tay, đọc kỹ, nhắc lại thật to các thông tin, và sau đó cất chúng vào sổ đựng thiếp để sử dụng khi cần. Chớ dại mà vội vàng cất chúng vào ví, bởi với người Nhật, điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng !

tuyen-dung-viec-lam-tim-viec-lam-worklink

3. Kính trọng các bậc tiền bối

Bậc tiền bối ở đây thường được hiểu là những người có tuổi tác lớn hơn cũng như địa vị cao hơn. Bơi ở đất nước hoa anh đào, địa vị cao thường tỷ lệ thuận với tuổi tác cao và kinh nghiệm dày dặn. Do vậy, kính trọng các bậc tiền bối có thể nói là một điều hiển nhiên bạn cần chú ý.

Điều này đã được thể hiện ngay trong cách cúi chào: Bạn luôn phải cúi đầu thấp hơn trước người có địa vị cao hơn, hoặc tuổi tác cao hơn. Cúi thấp hơn và lâu hơn càng thể hiện sự kính trọng hơn.

Bởi ở Nhật Bản nói riêng cũng như các nước phương Đông nói chung (trong đó có Việt Nam) đều có một tập quán là “Kính trọng người trên”, chỉ là mức độ thể hiện điều đó không giống nhau mà thôi. Trong các buổi phát biểu, người có thứ bậc cao hơn thường là người phát biểu trước. Còn trong các buổi họp hay thảo luận, không bao giờ “công khai” phản bác ý kiến của bậc trưởng bối mà nên lắng nghe ý kiến của người đó và góp ý sau.

4. Các câu khẩu hiệu

Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền cảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành. Và đó cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên.

tuyen-dung-viec-lam-tim-viec-lam-worklink

5. Làm hết sức – Chơi hết mình


Trong công việc, người Nhật luôn có thái độ nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao. Sự hài hước hiếm khi được sử dụng. Bạn cũng nên tập quen dần với “những khuôn mặt lạnh” khi làm việc và “những đôi mắt lim dim” trong các cuộc họp (người Nhật thường “lim dim” mắt khi tập trung lắng nghe chứ không hề là dấu hiệu của sự chán chường đâu nhé, hãy chú ý!). Cốt lõi là tạo không khí trang nghiêm nơi làm việc, nghiêm túc với công việc, nhờ đó công việc sẽ sớm hoàn thành một cách hiệu quả nhất.

Thế nhưng, khi kết thúc một ngày làm việc vất vả, người Nhật vẫn luôn “hết mình” trong các hoạt động giải trí, thư giãn. Các quán rượu và quán karaoke là hai sự lựa chọn phổ biến nhất. Nếu như tại nơi làm việc họ tỏ ra trang nghiêm thì quầy rượu lại là nơi để họ bộc lộ bản thân, chia sẻ thông tin và thiết lập mối quan hệ.

6. Các mối quan hệ


Không chỉ tập trung cao độ trong công việc hay vui chơi hết mình với các hoạt động ngoại khóa, người Nhật còn luôn đề cao việc xây dựng và gìn giữ các mối quan hệ. Càng có được nhiều sự tán thành và ủng hộ của những người khác (đặc biệt là những người thành đạt), bạn càng “đánh bóng thương hiệu” và trở nên đáng tin cậy trong mắt mọi người xung quanh – một bước đệm vững chắc để bạn vươn tới những vị trí cao hơn.

Bài viết tham khảo: 13 điều đáng học hỏi ở người Nhật

Để lại một bình luận