Những Tiêu Chí Đánh Giá Ứng Viên Của Nhà Tuyển Dụng

Worklink

Bạn đang chuẩn bị ứng tuyển vào một vị trí?

Bạn dễ bị căng thẳng, lo lắng khi tham gia phỏng vấn?

Bạn hoang mang không biết nên chuẩn bị những gì để có một buổi phỏng vấn suôn sẻ?

Thực tế bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để suy nghĩ xem họ cần gì ở ứng viên. Để từ đó bạn có hướng giải quyết thử thách các vấn đề trong buổi phỏng vấn một cách khả quan hơn, và ghi được điểm hơn.

Dưới đây worklink.vn sẽ cùng bạn chia sẻ một vài tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng để bạn tham khảo hơn nhé.

 

Những tiêu chí đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng

1. Thái độ (Attitude)

Tiêu chí đánh giá ứng viên đầu tiên của nhà tuyển dụng thực chất không phải kỹ năng hay kiến thức mà đó chính là thái độ của bạn. Thái độ trong lần gặp đầu tiên thể hiện phần lớn tính cách con người của bạn. Cũng từ đây mà các nhà tuyển dụng có thể dự đoán được thái độ của bạn với công việc.

Thái độ ở đây bao gồm cả những cử chỉ, cách ứng xử, lời ăn tiếng nói và cả cách ăn mặc của bạn. Ngay từ cách bước đi, ánh mắt hay từng cử chỉ nhỏ của bạn đều sẽ được quan sát một cách tinh tế. Hãy cố gắng đặt mình vào vị trí như một cô gái (chàng trai) về ra mắt gia đình người yêu vậy. Bạn nên chú ý:

  • Trang phục: nên lựa chọn những bộ trang phục sạch sẽ, phẳng phiu, lịch sự. Tốt nhất vẫn nên là sơ mí và quần âu (váy công sở), … Và cần phải chăm chút cho ngoại hình của mình một chút. Đây thể hiện thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng.
  • Chú ý đến bước chân nên nhẹ nhàng, không nên gây tiếng ồn, nặng nề.
  • Dáng ngồi ngay thẳng nhưng thoải mái, đừng quá căng thẳng, cứng ngắc.
  • Ánh mắt ngay thẳng  tự tin.
  • Và đặc biệt là trường hợp bước vào phòng phỏng vấn chắc chắn bạn nên gõ cửa nhẹ nhàng trước khi mở cửa bước vào dù bạn biết có người trong đó. Đây là những biểu hiện thể hiện thái độ lịch sự, tự tin của bạn.
  • Lời nói nên có chủ vị rõ ràng, cần có những từ ngữ thể hiện phép lịch sự, tôn trọng, lễ phép với nhà tuyển dụng,….

2. Kỹ năng (Skill)

Kỹ năng là điều mà nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nếu bạn đã có kỹ năng chuyên môn thì quá tốt. Tuy nhiên cũng không phải không có kỹ năng chuyên môn thì không xin được việc. Nhưng bạn cũng cần có những kỹ năng hỗ trợ cho vị trí bạn muốn ứng tuyển.

Cụ thể bạn muốn ứng tuyển vị trí Marketing (chạy quảng cáo online). Tuy nhiên bạn lại chưa từng làm việc này. Lúc này bạn có thể nêu những kỹ năng khác bổ trợ như: có khả năng tư duy về marketing, viết content, biết photoshop,…

3. Kiến thức (Knowledge)

Một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng nữa. Đây là vốn hiểu biết, kiến thức của bạn. Đương nhiên, nếu bạn hiểu biết càng sâu càng rộng sẽ càng tốt. Còn nếu không thì những hiểu biết cơ bản liên quan đến công việc, vị trí mà bạn muốn ứng tuyển thì vẫn cần có. Để đảm bảo bạn có thể làm việc và hoàn thành được công việc một cách cơ bản. Tránh sự mơ hồ khi làm việc.

Kiến thức cũng là nền tảng để bạn có thể làm việc tốt và phát triển, góp phần hữu ích cho sự phát triển của công ty.

Cả 3 yếu tố trên đều là những tiêu chí đánh giá mà mọi nhà tuyển dụng đều dùng. Cả 3 tiêu chí kết hợp để có thể đưa ra được những đánh giá khách quan mà chất lượng nhất. Bởi vậy hãy chuẩn bị thật tốt cho mình cả 3 tiêu chí trên. Để có thể tự tin và có được những buổi phỏng vấn đầy xuất sắc.

Hy vọng có thể mang đến những hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công.

Để lại một bình luận