Headhunter tại việt nam – Những góc khuất của nghề “chọn mặt trao lương khủng’’
Mặc dù Headhunter tại việt nam đã xuất hiện gần 20 năm nay nhưng đến nay đây vẫn là một nghề vô cùng mới, các headhunter hay chuyên gia “săn đầu người” có tay nghề chất lượng cũng như tuổi nghề lớn trong ngành này trên thị trường thực sự là không nhiều.
Nếu như trước đây các headhunter chỉ sàng lọc hồ sơ từ dữ liệu có sẵn hoặc cao cấp hơn là dựa vào các mối quan hệ để tìm kiếm, tiếp cận ứng viên tiềm năng thì nghề săn đầu người trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Chủ yếu vẫn là do sự đa dạng của các kênh digital số, ứng viên có thể có mặt tại bất cứ forum, blog, trang mạng nào. Điều này cũng yêu cầu các headhunter phải “nâng cấp” kỹ năng chuyên môn để có thể tiếp cận được những ứng viên tiềm năng mà lại khó tìm để hỗ trợ đối tác của mình. Nhưng còn những góc khuất của nghề “chọn mặt trao lương khủng’’? Bạn đã biết hay chưa?
“Săn đầu người” – Tuy quen mà lạ
Headhunter tại Việt Nam – “Săn đầu người” thực ra lại giống nghề mai mối cho ứng viên và doanh nghiệp. Trách nhiệm của các headhunter sẽ kéo dài từ lúc tìm kiếm ứng viên phù hợp cho đến khi ứng viên hội nhập tương đối với môi trường làm việc mới, thông thường quãng thời gian này sẽ là khoảng 1 năm sau khi vào làm việc.
Headhunter giỏi sẽ luôn được đánh giá cao nhưng kì thực nguồn nhân lực này lại không nhiều và đang tập trung tại các công ty tư vấn tuyển dụng lớn. Việt Nam tính đến nay có khoảng 500 công ty với vài trăm lao động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn tuyển dụng. Tuy nhiên, số lượng nhân viên tại các công ty nhỏ chiếm tới 2/3.
Mặc dù vẫn có một số doanh nghiệp có nhuu cầu sử dụng dịch vụ tuyển dụng để tìm kiếm ứng viên nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chi ra cho dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp. Chính vì thế mà một số tư vấn viên chuyên nghiệp đã tự tách ra để thành lập công ty headhunting nhỏ phục vụ phân khúc khách hàng này.
Điều khó khăn mới đặt ra là những công ty nhỏ lại không có cơ sở dữ liệu, thiếu ngân sách nên các Headhunter tại Việt Nam sẽ phải tự xoay xở để thích ứng với nghề, và sẽ không có cơ hội được trở thành headhunter chuyên nghiệp.
Headhunter tại Việt Nam – Lỳ và Lỳ
Để trở thành một headhunter có chỗ đứng thì ngoài những kĩ năng cần thiết một nhân viên tư vấn cần thật sự kiên trì, lì lợm. Lý do là bởi một khi nhân sự khi đã ở vị trí cấp cao tại các doanh nghiệp, có chuyên môn rất tốt trong lĩnh vực họ theo đuổi, công việc ổn định với mức thu nhập khá thì rất khó để họ thay đổi công việc, kèm với đó không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sẵn sàng bỏ ra mức lương “khủng” để tuyển dụng. Chính vì thế headhunter phải dùng kỹ năng thuyết phục ứng viên, nhất cử nhất động của ứng viên đều cần được quan tâm.
Kết luận: Ngoài những điểm cộng hấp dẫn thì Headhunter tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều góc khuất của nghề. Bạn có thực sự can đảm muốn theo đuổi nghề săn đầy người đầy thách thức này không?