Hãy cùng tìm hiểu kĩ lưỡng về luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam ngay bây giờ cùng Worklink nhé!
Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp ai là người nộp thuế
1. Người nộp thuế là tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
e) Các tổ chức khác hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.
2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 của Luật này nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam thực hiện nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài Việt Nam;
b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở đó;
c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà qua đó doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập tại Việt Nam, bao gồm:
a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, phân xưởng, phương tiện vận tải, mỏ, mỏ dầu khí hoặc các địa điểm khai thác tài nguyên khác ở Việt Nam;
b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, công trình lắp đặt, lắp ráp;
c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người lao động hoặc tổ chức, cá nhân khác;
d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
đ) Đại diện tại Việt Nam đối với trường hợp đại diện có thẩm quyền giao kết hợp đồng với danh nghĩa doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không đủ năng lực giao kết hợp đồng với danh nghĩa doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên giao hàng, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp những thu nhập nào phải chịu thuế
1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn hoặc chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập lãi, cho vay, bán ngoại tệ; hoàn trả các khoản dự phòng; thu hồi các khoản nợ khó đòi đã xóa; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ; thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ các khoản chi có đủ các điều kiện sau:
a) Là các khoản chi phí đã thực thanh toán liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh;
b) Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra hoặc các trường hợp bất khả kháng khác không được bù đắp ;
b) Phạt vi phạm hành chính;
c) Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ;
d) Chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt quá mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
đ) Chi vượt định mức quy định của pháp luật để trích lập dự phòng;
e) Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá vượt mức hao hụt do doanh nghiệp quy định và thông báo với cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho;
g) Trả lãi tiền vay phục vụ sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay;
h) Trích khấu hao tài sản cố định trái quy định của pháp luật;
i) Ứng trước các khoản chi trái quy định của pháp luật;
k) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho người thành lập doanh nghiệp không trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho người lao động thực tế chưa trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
k) Trả lãi tiền vay tương ứng với số vốn điều lệ còn thiếu;
l) Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
m) Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, lễ tân, hội nghị; chi phí hỗ trợ tiếp thị và chiết khấu thanh toán; chi biếu, tặng báo của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp mới thành lập vượt quá 15% tổng số chi được trừ trong 3 năm đầu, kể từ ngày thành lập. Tổng các khoản chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng bán;
n) Hỗ trợ tài chính, trừ hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Các khoản chi ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi phí ngoại tệ.
Vừa rồi là luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, bạn có thể đọc các tin liên quan khác tại đây.